Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Đảng 'cấm tặng quà Tết cho cấp trên'

Cập nhật: 15:30 GMT - thứ sáu, 3 tháng 1, 2014
Tết Nguyên đán thường là dịp biếu xén quà cáp nhiều nhất trong năm
Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu cơ quan Đảng các cấp không tổ chức để lãnh đạo Đảng, Nhà nước “đi thăm, chúc Tết các địa phương” vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Đây là một phần trong công văn mới nhất về “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” do Thường trực Ban Bí thư Trung ương Lê Hồng Anh ký ban hành.
Trong nội dung Công văn 178-CV/TW, Ban Bí thư "nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên".
BấmChủ trương trên từng được Đảng Cộng sản đưa ra từ cuối năm 2012, ngay trước dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái.
Cũng giống như chỉ thị trước, văn bản năm nay của Ban Bí thư gắn liền việc tổ chức đón Tết Giáp Ngọ 2014 với hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, 3/2, năm nay rơi vào ngày 4 Tết.

Vài nội dung chính trong công văn

  • Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao mừng Xuân và sinh nhật Đảng tiết kiệm, chống tiêu cực trong các hoạt động văn hóa lễ hội;
  • Không tổ chức để lãnh đạo đi thăm chúc Tết địa phương;
  • Không đón khách tại trụ sở đảng trong dịp 3/2;
  • Không tặng quà Tết cho cấp trên;
  • Không dùng tiền, phương tiện, tài sản công trái quy định trong dịp Tết;
Cụ thể, Ban Bí thư yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan "hướng dẫn tổ chức các hoạt động mừng Xuân Giáp Ngọ và kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng".
Năm nay, trong số những nội dung bổ sung có thêm phần "không được sử dụng tiền, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trong dịp Tết trái quy định".
Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra trong Tết trước, nay một số người đặt câu hỏi về tính khả thi của công văn mới, khi mà không có cơ chế giám sát, kỷ luật nếu có vi phạm.
Công văn mới cũng đưa ra "yêu cầu" đối với "Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân", tuy các thành viên của các tổ chức này không nhất thiết phải là đảng viên.
Phản ứng về công văn này, một độc giả BBC tiếng Việt bình luận trên BấmFacebook: 'Ơ, thế mọi năm cấp dưới vẫn phải biếu xén đút lót cấp trên à? Chết thật, chả nhẽ bầy sâu bọ là có thật?'
Một người khác viết: 'Đề nghị chuyển từ quà Tết sang phong bì, nhớ kẹp trong bánh mì nếu gửi cho CSGT'

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Việt Nam : Một Hiệp hội bảo vệ dân oan tuyên bố ra mắt

 Bà Lê Hiền Đức (người đeo kính).

 

Trọng Thành
Hôm qua, 30/12/2013, tại Việt Nam, một nhóm bảo vệ người dân khiếu kiện đã truyền đi một bản Tuyên bố thành lập ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam. Bản Tuyên bố được gửi đến Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Nội vụ. Ban vận động thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam đề cử bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, làm Chủ tịch danh dự của hiệp hội.

Việc người dân khiếu kiện về đất đai và nhiều lĩnh vực khác không được chính quyền hồi đáp là một hiện tượng xã hội nhức nhối tại Việt Nam trong rất nhiều năm qua. Cho đến nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một tổ chức chính thức nào của xã hội dân sự đứng ra hỗ trợ và bảo vệ những người dân oan, trong bối cảnh chính quyền liên tục trì hoãn việc thông qua bộ luật về lập hội. Trả lời câu hỏi của RFI Việt ngữ về sự kiện này, bà Lê Hiền Đức cho biết :
Bà Lê Hiền Đức (Hà Nội)
 
31/12/2013
 
 
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131231-viet-nam-mot-hiep-hoi-bao-ve-dan-oan-tuyen-bo-ra-mat

Dương Chí Dũng tự chống án tử hình

Cập nhật: 14:13 GMT - thứ hai, 30 tháng 12, 2013
Phiên xử Vinalines
Hiện chưa rõ Mai Văn Phúc, người cũng lãnh án tử hình, có kháng án hay không
Ông Dương Chí Dũng, người vừa bị kết án tử hình về tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’ trong phiên tòa cách nay hơn hai tuần, đã tự viết đơn kháng án trong tù.
Ông Dũng là cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines. Ông bị kết tội cùng một số quan chức khác trong Vinalines cùng các cán bộ hải quan và đăng kiểm trong thương vụ mua ụ nổi 83M.
Thương vụ này bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng. Dương Chí Dũng cùng ba quan chức lãnh đạo khác của Vinalines bị cáo buộc đã cùng nhau lại quả và ăn chia số tiền 28 tỷ đồng.
Được biết khi đang ở trong nhà giam ông đã gửi đơn kháng án lên Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam.

‘Đến chết cũng không nhận’

Ngoài ông Dũng ra, hai bị cáo khác cũng muốn được xem xét lại bản án của mình.
Hiện chưa rõ ông Mai Văn Phúc, cựu tổng giám đốc Vinalines vốn cùng nhận mức án giống như ông Dũng với cùng tội trạng, có chống án hay không.
Ông Trần Đình Triển, một trong ba luật sư bào chữa vụ án này ở phiên tòa sơ thẩm, xác nhận với BBC rằng ông đã biết việc Dương Chí Dũng kháng án.
Tuy nhiên ông nói rằng đơn này là do chính ông Dũng viết trong nhà giam chưa tham khảo qua ý kiến luật sư nên bản thân ông cũng chưa đọc và chưa biết nội dung kháng án là như thế nào.
Báo mạng Vietnamnet cho biết nội dung kháng án của ông Dũng là ông ‘không phạm tội tham ô’ và ‘mức án tử hình là quá nặng’.
"
Kể cả đánh chết trong tù tôi cũng không nhận tội tham ô."
Vietnamnet dẫn lời Dương Chí Dũng nói trước Tòa
Trước đó, tại phiên tòa, ông Dũng một mực bác bỏ tội ‘tham ô’ và chỉ nhận có ‘thiếu trách nhiệm giám sát’ trong thương vụ mua ụ nổi.
Vietnamnet dẫn lời bị cáo Dũng nói trước Tòa rằng ‘kể cả đánh chết trong tù tôi cũng không nhận tội tham ô’.
Ngoài ông Dũng ra, hai bị cáo khác cũng nộp đơn kháng án là Trần Hải Sơn, cựu tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines, và đăng kiểm viên Lê Văn Dương.
Trong phiên tòa, ông Trần Hải Sơn được báo chí trong nước cho biết là đã có hành động khắc phục hậu quả một phần cho Nhà nước.
Trong lá đơn được VnExpress dẫn lại, ông Sơn nói ‘đã nhận thức được hành vi là đúng người đúng tội’ và ‘mong muốn được sửa chữa sai lầm và khắc phục hậu quả’.
Bị cáo đề nghị Tòa tối cao giảm nhẹ hình phạt tù cũng như giảm trách nhiệm bồi thường của mình.
Ông Trần Hải Sơn bị tuyên tổng cộng 22 năm tù cho cả hai tội là ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái’ và phải bồi thường 39 tỷ đồng.
Cùng chống án là đăng kiểm viên Lê Văn Dương, cựu đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, người bị tuyên án 7 năm tù về tội ‘Cố ý làm trái’.
Bị cáo Dương cho rằng Tòa kết tội ông như vậy là ‘không thỏa đáng’ vì biên bản đăng kiểm ụ nổi 83M do ông lập ‘phản ánh đúng tình trạng kỹ thuật ụ nổi tại thời điểm kiểm tra về độ tuổi cũng như việc ụ nổi này không thỏa mãn quy phạm của Đăng kiểm Nga’, báo Việt Nam trị́ch đăng đơn kháng án của bị cáo này.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Con trai Bí thư Lê Thanh Hải lên chức

Ông Hiếu cũng là một đại biểu của hội đồng nhân dân thành phố, cơ quan giám sát chính quyền
Lê Trương Hải Hiếu, con trai lớn của ông Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vừa lên chức phó chủ tịch một quận trung tâm tại thành phố mà cha ông đang là lãnh đạo cao nhất, báo chí trong nước đưa tin.
Theo đó, chiều thứ Năm ngày 26/12, Ủy ban nhân dân thành phố này đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Hiếu làm phó chủ tịch Quận 1. Ông Hiếu được giao phụ trách mảng kinh tế, theo báo mạng Vietnamnet.
Trang mạng báo Thanh niên cũng có đăng tin này nhưng có vẻ sau đó đã được gỡ bỏ mà không rõ lý do.

Xuất thân cao cấp

Ông Hiếu được thăng chức lên làm phó chủ tịch Quận 1 từ vị trí bí thư phường Bến Thành.
Sinh năm 1981, hiện nay ông Hiếu chỉ mới 32 tuổi và xuất thân trong một gia đình quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cha ông là một trong 16 ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi mẹ ông, bà Trương Thị Hiền, là hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố.
Dì ruột của ông là bà Trương Mỹ Hoa, cựu phó chủ tịch nước.
Việc ông này trở thành phó bí thư Quận 1, một quận quan trọng hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh, ở độ tuổi còn khá trẻ như thế có thể là bước chuẩn bị để cho ông thăng tiến về sau.
Người em trai kế tiếp của ông Hiếu là ông Lê Trương Hiền Hòa hiện là giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản, trong khi người em út Lê Tấn Hùng hiện là chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong.

Bài đăng phổ biến