Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Việt Nam có hai phó thủ tướng mới


Quốc hội Việt Nam đồng ý phê chuẩn vị trí phó thủ tướng với hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh vào sáng 13/11.
Ông Phạm Bình Minh sẽ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao, trong khi dự kiến ông Nguyễn Văn Nên sẽ được bầu để thay ông Vũ Đức Đam làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Như vậy hiện Việt Nam có 5 phó thủ tướng. Ba người còn lại là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh.
Mặc dù việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là thủ tục, giới quan sát chú ý số phiếu bầu của các đại biểu như chỉ dấu về vị trí của hai chính khách trẻ trong Đảng.
Ông Phạm Bình Minh được 427 phiếu đồng ý và 42 phiếu không đồng ý, còn ông Vũ Đức Đam được 421 phiếu đồng ý và 48 phiếu không đồng ý.
Tổng số phiếu bầu tại Quốc hội sáng 13/11 là 469 phiếu hợp lệ và 2 phiếu không hợp lệ.
Nó cho thấy cả hai ông đều nhận được sự ủng hộ của đa số tại Quốc hội.
Nhưng việc Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận được đa số phiếu ủng hộ, thậm chí cao hơn một chút so với ông Vũ Đức Đam, được đánh giá là một bất ngờ.

Phụ trách ngoại giao

Hôm 11/11, khi giải thích trước Quốc hội về đề nghị tăng số lượng phó thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói khóa 12 lẽ ra gồm 5 phó thủ tướng, trong đó một người trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
“Nay xét thấy có đủ điều kiện, Thủ tướng trân trọng đề nghị Quốc hội phê duyệt một phó thủ tướng để phân công trực tiếp làm nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, giúp Thủ tướng theo dõi công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế,” Thủ tướng Dũng phát biểu.
Việc để ông Minh có trách nhiệm nhiều hơn về đối ngoại đặt ra câu hỏi liệu nó có ra chỉ dấu gì về sự dịch chuyển chính sách ngoại giao của Việt Nam từ nay đến 2016.
Một điều chắc chắn là trong cương vị mới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ có quyền lực đối ngoại tập trung hơn, mặc dù ông sẽ chưa có ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của Đảng như ông Phạm Gia Khiêm trước đây.
Từ 2006 đến 2011, ông Phạm Gia Khiêm là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, và là thành viên trong Bộ Chính trị đầy quyền lực.
Từ Đại hội Đảng XI năm 2011, trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản không có người của Bộ Ngoại giao.

VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền

Cập nhật: 17:02 GMT - thứ ba, 12 tháng 11, 2013
Việc bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Đại hội đồng LHQ trong thứ Ba 12/11
Việt Nam lần đầu tiên có ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu hôm 12/11.
Việt Nam nhận được 184 trên 192 phiếu bầu.
Phát biểu sau khi có kết quả, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói Việt Nam sẽ "thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc".
Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Cuba cũng được bỏ phiếu bất chấp chỉ trích của các nhóm nhân quyền.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc trong hôm thứ Ba đã bầu 14 thành viên mới vào cơ quan gồm 47 đại diện đặt tại Geneva, là cơ quan theo dõi về tình trạng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết, nếu cần.
Hội đồng Nhân quyền cũng có các giám sát viên đặc biệt chuyên theo dõi tình hình và các vấn đề lớn tại các nước, từ việc thi hành án tử hình tới việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở chính tại New York, chỉ ra rằng năm ứng viên, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam và Algeria, đã khước từ việc để các giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng lạm dụng.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006.

Đại diện theo khu vực

Các vị trí trong Hội đồng được phân bổ theo khu vực, và các nước trong những khu vực đó chọn lựa ứng viên vào vị trí đại diện cho vùng. Có khi việc bầu chọn có tính cạnh tranh cao, có khi không.
Toàn bộ 193 thành viên Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu trong hôm thứ Ba.
Khối châu Á có các ứng viên không bị phản đối cho bốn ghế, là Trung Quốc, Maldives, Ả rập Saudi, và Việt Nam.

14 thành viên mới

  • Việt Nam
  • Algeria
  • Anh
  • Ả rập Saudi
  • Cuba
  • Maldives
  • Macedonia
  • Mexico
  • Morocco
  • Namibia
  • Nam Phi
  • Nga
  • Pháp
  • Trung Quốc
Ả rập Saudi có lúc được cho là sẽ gặp khó khăn trong quá trình bỏ phiếu tại Đại hội đồng sau khi đã được bỏ phiếu thuận, nhưng một ngày sau lại khước từ vị trí trong Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ 2014-2015, một diễn biến chưa từng xảy ra trước đây.
Cho tới cuối tuần trước, Jordan vẫn là một ứng viên đại diện cho khối Á châu, nhưng sau bị rớt khỏi cuộc đua vào Hội đồng Nhân quyền, mở đường cho Ả rập Saudi vào vị thế không bị phản đối.
Jordan nay đang muốn hướng tới việc thế chỗ Ả rập Saudi tại Hội đồng Bảo an.
"Việc Jordan rời khỏi nhóm ứng viên Á châu là một cú đánh lớn, bởi việc thiếu cạnh tranh cũng có nghĩa là các nước như Ả rập Saudi có thể được bầu chọn vào hội đồng mà không bị sờ tới hồ sơ nhân quyền," bà Peggy Hicks từ Human Rights Watch nói.
"Các nước như Trung Quốc và Việt Nam cần phải bị đặt câu hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền, bắt giữ các nhà hoạt động, và cần bị áp lực phải đưa ra cam kết có tiến trình cải thiện rõ ràng nếu khi muốn được bầu chọn vào hội đồng."
"Không có cạnh tranh thì các mục tiêu cao quý của nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền, theo đó nói các thành viên sẽ duy trì 'những tiêu chuẩn cao nhất' về nhân quyền sẽ trở thành những lời hùng biện không khả thi," bà nói.
Bên cạnh các ứng viên đại diện cho châu Á là các ứng viên đại diện các khu vực khác, gồm:
  • Nhóm châu Phi có năm ứng viên cho bốn ghế: Algeria, Morocco, Namibia, Nam Phi, và Nam Sudan.
  • Nhóm Đông Âu, gồm Nga và Macedonia, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.
  • Nhóm Tây Âu và các nhóm khác, gồm Pháp và Nga, không vấp phải phản đối nào cho hai ghế.
Hiện Hoa Kỳ đang là thành viên của hội đồng này, với nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào năm 2015.

TIN NÓNG: BIỂU TÌNH TRÊN QUỐC LỘ SỐ 5, BAO VÂY UBND XÃ BẰNG CỜ TANG





Tin Nóng: Bà con đang biểu tình ở đường QL 5 trên cầu chui đi Hải phòng bao vây UBND Xã bằng cờ tang, công an, an ninh dày đặc.  Chắc là vụ phá mồ mả của dân mới xảy ra.
Tin và ảnh: FB JB Nguyễn Hữu Vinh



Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Đừng để thù nghịch lấp đầy lý trí

Gần đây, có chuyện một số người dân H’Mông nghe theo lời xúi giục của một số phần tử xấu kéo xuống Hà Nội kêu tội cho Dương Văn Mình, một thủ lĩnh tà đạo, một thành phần của đạo Vàng Chứ, xưng Vua của người H’Mông, đã gây bao tội ác đối với đồng bào H’Mông. 
Cái tà đạo này đã kêu gọi, thậm chí gây sức ép kéo hàng ngàn người H’Mông bỏ nhà cửa, ruộng nương lên Mường Nhé ăn sương, đội nắng để chờ Vua Vàng Chứ đổ của từ trên trời xuống, để chờ Vua làm phép lạ không phải làm mà vẫn thừa của ăn thịt, uống rượu. Vua không thấy đâu, gạo thịt cũng không, hàng ngàn người H’Mông khốn khổ trong hoang lạnh, nhiều người ốm, đói, có người đã chết. Chính quyền địa phương phải mất bao nhiêu công sức đưa bà con về lại bản, lại phải chi ngân sách giúp bà con khôi phục lại đời sống bình thường.

Cái tà đạo Dương Văn Mình chỉ là cái rơi rớt của tà đạo Vàng Chứ. Tháng 10-1989 Dương Văn Mình cùng Đào Đình Hoẵng cầm đầu lôi kéo người Mông theo “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, chúng chỉ đạo tay chân dựng cổng chào, treo băng rôn có nội dung: “Dương Văn Mình ra đời đúng 12 giờ đêm ngày 1-8-1989, là đấng cứu thế của người Mông” và tuyên truyền “đến năm 2000 Trái đất nổ tung con người sẽ chết hết, muốn sống phải theo Dương Văn Mình”.

Nghe theo tà đạo, nhiều bà con bỏ bê đồng ruộng, không chịu làm ăn dẫn đến cuộc sống càng thêm khó khăn, thiếu thốn. Sự cả tin của một số hộ dân đã dẫn đến việc hình thành tổ chức do Dương Văn Nó cầm đầu dưới sự chỉ đạo của Dương Văn Mình lúc đó trú tại xóm Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Do có sự vận động, giải thích và đấu tranh ngăn chặn nên hoạt động của tổ chức này lắng xuống và dần tan rã. Tuy nhiên cho đến nay, một số đối tượng cầm đầu tổ chức này vẫn tìm cách duy trì hoạt động, lôi kéo những đồng bào nhẹ dạ, cả tin đi theo và hoạt động theo sự chỉ đạo của họ. Trong đó có những hoạt động xây dựng “nhà đòn”, “nhà nguyện” trái phép, tuyên truyền những quan điểm trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đối với người Mông nói riêng. “Nhà đòn” do tay chân của Dương Văn Mình lập ra, bản chất là một nhà nguyện để tập trung các tín đồ.

Theo chính những người H’Mông xuống “khiếu kiện” tại Hà Nội cho biết: các đệ tử đạo Dương Văn Mình vận động bà con phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng ngày đến “nhà đòn” tập hợp. “Nhà đòn” này chỉ để một số đồ dùng tang lễ, ngoài ra chỉ có một thánh giá lớn để hàng ngày các đệ tử Dương Văn Mình vận động bà con đến cầu nguyện, hoặc nghe chúng tuyên truyền về nước H’Mông. “Nhà đòn” thực chất là cơ sở tôn giáo trái phép lập ra để cạnh tranh với nhà văn hóa, các công trình văn hóa do chính quyền địa phương và bà con xây dựng nên. Những tuyên truyền của tà đạo nhằm phá vỡ những tiến bộ không chỉ trong kinh tế xã hội mà còn cả về văn hóa của người H’Mông trong những năm vừa qua. Dưới tác động của các luận điệu tuyên truyền, một số đồng bào do nhẹ dạ, cả tin và trình độ nhận thức còn hạn chế nên đã nghe và tin theo, hoạt động theo sự chỉ đạo của những đối tượng cầm đầu, cốt cán. Dĩ nhiên đạo Dương Văn Mình chưa bao giờ được công nhận là tổ chức tôn giáo và việc không cho phép hoạt động là đương nhiên.

Vì vậy, việc một số đồng bào người H’Mông bị những đối tượng cầm đầu, cốt cán của tổ chức bất hợp pháp này lợi dụng lôi kéo, kích động xuống Hà Nội để “khiếu kiện” nhưng thực chất là để phản đối lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Sử dụng đồng bào dân tộc nhằm gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta. Việc các cơ quan chức năng vận động đưa bà con người H’Mông về quê là việc làm đúng đắn và thể hiện thái độ có trách nhiệm với nhân dân của Đảng và Chính phủ.

Nhưng lạ thay, trước việc làm đúng đắn của các cơ quan chức năng, một số trang mạng lại rêu rao: Chính quyền đàn áp bà con người H’Mông theo đạo. Một số trang mạng còn cao giọng ca ngợi Dương Văn Mình đã khai trí dân H’Mông, đem lại văn hóa, văn minh cho người H’Mông. Đây là hành vi nhắm mắt trước thực tiễn đời sống văn hóa của người H’Mông phát triển, đã loại bỏ được nhiều hủ tục là do sự nỗ lực tuyên truyền của cả hệ thống chính trị xã hội cũng như nhiều tiền của ngân sách đầu tư cho các khu vực có người H’Mông sinh sống.

Có lẽ sẽ đến lúc những tà đạo kiểu cởi truồng chui bao tải, phá bỏ bàn thờ tổ tiên như đạo Lưu Văn Ty cũng sẽ đến nhờ các nhà “dân chủ dở” bảo hộ. Chỉ sợ lúc đó các vị sẽ khó xử, hoặc là bảo hộ, hoặc là ca tụng để cũng  chui bao tải chăng. Đừng để thù nghịch lấp chặt lý trí, đừng gây tội với đồng bào mình, đó là lời khuyên của chúng tôi.






Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Đóng cửa chợ, 500 tiểu thương lên xã kiến nghị



Hơn 500 hộ tiểu thương ở chợ Vồi xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội đã đóng cửa các ki-ốt để cùng ra UBND xã kiến nghị về việc giảm giá giao thầu thuê cửa hàng tại chợ Vồi  ngày 8/11.
Giá thuê ki ốt “trên trời”?
Trong hơn 500 hộ tiểu thương kể trên, có 8 hộ đang trong tình trạng đã và sắp hết hạn hợp đồng thuê cửa hàng tại chợ.
Vì thế, ngày 7/11, UBND xã Hà Hồi đã có yêu cầu mời đại diện 8 hộ trên ra ủy ban thanh lí hợp đồng và làm thủ tục mới nếu muốn. Nhưng khi các tiểu thương này xem được giá cả thuê mới thì hết sức bất ngờ vì giá “trên trời”.
chợ Vồi, 500 tiểu thương, Thường Tín
Các tiêu thương đồng loạt đóng cửa để phản đối.
Theo đó, giá thuê trong hợp đồng mới áp dụng đối với các hộ tiểu thương tại chợ Vồi là 200.000/m2/tháng, bình quân mỗi ki ốt tại đây trên dưới 15m2. Như vậy, mỗi hộ sẽ phải đóng 3 triệu/tháng, 36 triệu/năm và phải đóng liền 5 năm, tổng số tiền là 180 triệu, cộng thêm 30 triệu tiền sửa chữa ki ốt là 210 triệu đồng.
Bình quân mỗi hộ tiểu thương sẽ phải đóng 42 triệu/năm.

Bài đăng phổ biến