Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston

Ông Hoàng Duy Hùng (thứ hai, phải sang) trong lần thăm nhà riêng Chủ tịch Triết

Cuộc bầu cử 2013 vừa qua không có sự thay đổi lớn đáng kể nào trong hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ nhưng đối với cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ đây là cú thay đổi ngoạn mục đến bất ngờ.
Nghị viên quyền lực Hoàng Duy Hùng của thành phố Houston đã thua cuộc với một nhân vật trẻ tuổi hơn ở cộng đồng, ông Richard Nguyễn, với vốn liếng chính trị khiêm tốn mà cho đến bây giờ, ngoài Houston vẫn chưa ai biết đến.
Richard Nguyễn đã quật ngã Hoàng Duy Hùng một cách dứt khoát, không cần đi vào vòng hai như các nghị viên khác ở Houston. Luật sư Hoàng Duy Hùng đã chấp nhận thua cuộc trước số phiếu áp đảo của đối thủ mà trước đây vài tháng ông ta tỏ không quan tâm sự thách thức. Nghị viên thất cử Hoàng Duy Hùng đã thừa nhận ông ta bỏ bê đối thủ vì tin chắc rằng chiến thắng trong tầm tay.
Chiến thắng của Richard Nguyễn đã làm cho cộng đồng chống cộng nổi tiếng ở Houston như nhổ được một cái gai trong mắt bấy lâu. Sự nghiệp chính trị của Hoàng Duy Hùng đi lên từ con đường chống cộng tạo nhiều tranh cãi trong các phe nhóm hội đoàn đến đây coi như chấm dứt.
Nguyên nhân chính là khi nhập vào dòng chính Hoa Kỳ, đường đường trở thành một nghị viên của một thành phố lớn hàng thứ tư nước Mỹ, ông ta đã thoả hiệp với phía cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, Hoàng Duy Hùng có những phát biểu làm hài lòng phía quan chức Việt Nam, cào bằng những vấn đề dân chủ và nhân quyền thậm chí khuynh về Việt Nam liên quan đến một số đề tài về tự do tôn giáo. Nhiều nhân vật trong cộng đồng Việt Nam coi đây là sự phản bội trầm trọng đi ngược lại giá trị cốt lõi của đất nước Hoa Kỳ nơi mà ông đang đại diện.
Sau chuyến đi này, giới truyền thông hải ngoại cũng không đụng chạm và thách thức quan điểm tới nhân vật Hoàng Duy Hùng nữa mà xem như nhân vật ở tầm "ngoại giới" vì địa vị chính trị Hoa Kỳ của ông ta.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

UBND phường bịt lối đi, “nhốt” người dân trong nhà


(Kienthuc.net.vn) - Để lấy đất chia lô bán đấu giá, UBND phường Thanh Trì cho xây tường bịt lối đi của 12 hộ dân, nhiều người bị mắc kẹt trong nhà.
Sự việc xảy ra sáng nay (4/11) tại ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng (thuộc tổ 28, phường Thanh Trì, quân Hoàng Mai, Hà Nội) để lấy đất chia lô bán đấu giá, UBND phường Thanh Trì đã huy động một lực lượng hùng hậu xuống “cưỡng chế”, xây tường, bịt cửa ra vào của 12 hộ dân khiến nhiều người bị “nhốt” trong nhà, đến nay vẫn chưa có cách thoát ra ngoài, 2 người dân phải vào viện cấp cứu.

Theo ghi nhận của Kiến Thức, khoảng 9h30 sáng, ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng có hàng trăm người tập tụ tập, tiếng người dân gào thét, phản đối việc xây dựng của UBND phường Thanh Trì làm náo loạn cả khu vực. Bất chấp sự phán đối của người dân, bức tường chắn ngang cửa ra vào 12 hộ gia đình ngày một cao hơn, hơn 2 tiếng sau đã bịt kín lối đi khiến 5 người dân bị “nhốt” trong nhà không có cách thoát ra ngoài. 

Cuộc “cưỡng chế” của UBND phường Thanh Trì còn khiến 2 người dân lớn tuổi đang sinh sống tại ngách 321/16 bị thương phải vào nhập viện là bà Dương Thị Tuyết và ông Đỗ Tất Niên. Chị Phượng, con gái ông Niên cho hay, trong lúc ngăn cản UBND phường xây tường bịt lối đi nhà mình, ông Niên đã bị một số đối tượng đánh chảy máu đầu, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, nguyên nhân cuộc “cưỡng chế” sáng nay được cho là bắt nguồn từ bất đồng giữa UBND phường Thanh Trì và 12 hộ dân sống trong ngõ 321//16 phố Vĩnh Hưng, trong việc UBND phường muốn thu hồi ngõ đi chung để lấy đất chia lô bán đấu giá.

Những người dân tại tổ 28 cho biết, 12 hộ dân đến sinh sống tại khu vực này từ những năm 80. Phía sau khu đất ở của 12 hộ dân có một cái ao công của Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Trì bỏ hoang từ rất lâu. Năm 1988, do đường đi chật hẹp, các hộ gia đình đã bỏ nhiều công sức tiền của để lấp đất san nền làm ngõ đi chung rộng 5m, dài 36m, sử dụng ổn định từ năm 1991 đến nay.

Gần đây, UBND phường Thanh Trì tiến hành san đất, chia lô bán đấu giá khu đất bỏ hoang nói trên, ngõ đi chung do người dân cải tạo cũng bị đưa vào phần đất bán đấu giá nhưng người dân không đồng ý.

Ngày 21/10, UBND phường đã cử lực lượng xuống đào móng, xây tường bịt lối đi, chắn ngang cửa ra vào của 12 hộ nhưng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân nên không tiếp tục xây dựng. Sáng 4/11, trong khi chưa giải quyết được những bất đồng với người dân, UBND phường Thanh Trì lại huy động lực lượng xuống cưỡng chế, tiếp tục xây dựng nên đã xảy ra cảnh hỗn loạn nói trên.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (tổ 28) cho biết, trong số 12 hộ dân bị bịt lối đi, có 8 hộ vẫn còn cửa ra phía ngõ 321/12 nhưng 4 hộ còn lại chỉ có cửa ra vào duy nhất tại lối đi chung ngách 321/16, nên khi UBND phường xây tường chắn ngang cửa, người dân của 4 hộ này chỉ còn cách bị “nhốt” trong nhà, không có lối thoát. “Hiện 5 người trong nhà vẫn chưa biết làm thế nào để ra ngoài, UBND phường làm như vậy khác gì đẩy người dân chúng tôi đến đường cùng”, chị Hà bức xúc nói. 

Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

THỨ HAI 04 THÁNG MƯỜI MỘT 2013
Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Thanh Phương
Ngày 28/07/2013, Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2014/2016 và cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47 thành viên của Hội đồng này sẽ diễn ra trong tháng 11. Như vậy, Việt Nam sẽ đấu với các nước Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Xê Út để giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho vùng Thái Bình Dương.
 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà tiền thân là Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là một cơ chế liên chính phủ bao gồm 47 nước thành viên được phân bổ theo các khu vực, bao gồm 13 nước Châu Phi, 13 nước Châu Á – Thái Bình Dương, 6 nước Đông Âu, 8 nước Châu Mỹ La tinh-vùng Caribê, và 7 nước Tây Âu và các quốc gia khác.
So với tiền thân là Ủy ban Nhân quyền, về hoạt động, Hội đồng Nhân quyền có một đổi mới cơ bản là Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR), trong đó tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc lần lượt đứng ra kiểm điểm và đối thoại về tình hình nhân quyền của mình theo một chu kỳ 4 năm và bao gồm tất cả các bên liên quan, kể cả các tổ chức phi chính phủ.
Lần đầu tiên mà Việt Nam được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền là vào tháng 05/2009. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị báo cáo cho lần kiểm điểm định kỳ chu kỳ hai vào tháng 1/2014. Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã tham vấn lấy các ý kiến khuyến nghị cho Dự thảo Báo cáo Quốc gia sẽ được trình bày tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ 2 tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp nhận tại lần kiểm điểm trước. Đồng thời cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong bản Dự thảo Báo cáo Quốc gia được công bố trong cuộc hội thảo tham vấn vào tháng 8 vừa qua tại Hà Nội, chính phủ Việt Nam khẳng định là sau báo cáo kiểm điểm về nhân quyền lần thứ nhất (năm 2009) trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ « có thể định lượng » trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm nhà ở cho người thu nhập thấp, bảo đảm quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…
Về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, báo cáo khẳng định, Việt Nam quy định rõ các quyền này trong Hiến pháp, pháp luật. Để chứng minh, báo cáo đưa ra con số là tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm vào năm 2009 - thời điểm mà Việt Nam trình báo cáo UPR lần đầu tiên). Tính đến cuối năm ngoái, số người dùng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người, chiếm 34% dân số, cao hơn mức trung bình 33% của thế giới.

Bài đăng phổ biến