Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Những biệt thự của đại gia Trung Quốc ở Hà Tĩnh

RFA - Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.
Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập
Đầy rẫy người Trung Quốc
Một người lái taxi tại thành phố Hà Tĩnh, quê gốc Kỳ Anh, cho chúng tôi biết: “Đó, quá nguy hiểm, sợ nó (người Trung Quốc) cài kiết cái gì vào(các công trình của Trung Quốc tại Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Hôm nọ tôi chở ba bốn chục người đi hát karaoke. Thấy người Việt Nam mình nói nó khắt khe lắm, hở động một tý là nó đuổi việc ngay, họ bảo thằng này khó tính lắm, động một tý….
Tất cả cũng do hám tiền, đói tiền, cái đất Hà Tĩnh này, toàn thanh niên hư hỏng hết, cha mẹ chiều, bán đất cho con cái ăn chơi, đua đòi. Vay tiền ngân hàng mua xe này xe nọ cho con cái.Thanh niên ở đây có làm gì đâu, có buôn bán gì đâu, toàn thanh niên nơi khác tới làm. Tụi nó đập đá loạn xạ, nó tự chế bài hát của nó, nó bảo trai Hà Tĩnh không biết đập đá, không biết ăn chơi  không phải là trai Hà Tĩnh.”
Theo chân người lái taxi này, chúng tôi thăm huyện Kỳ Anh và hết sức bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng đập vào mắt mình là hàng trăm nhà hàng có bảng hiệu viết bằng chữ Trung Quốc, thậm chí có nhiều nhà hàng không tiếp khách Việt Nam.Chủ của nhà hàng là những người Trung Quốc sang mua đất, mở doanh nghiệp, mở nhà hàng và mở nhiều dịch vụ khác phục vụ cho khách vip người Việt và ưu tiên phục vụ cho người Trung Quốc ở Hà Tĩnh.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Thư mời tham dự phiên tòa Blogger Đinh Nhật Uy


Nguyễn Thị Kim Liên - 7 giờ 30 phút, sáng ngày 29 tháng 10 năm 2013, tòa án thành phố Tân An (tỉnh Long An) sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án của Đinh Nhật Uy tại số 116 Trương Định - Phường 1 - Thành phố Tân An - Tỉnh Long An.

Gia đình chúng tôi, Cha Mẹ, chị (Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như), em (Đinh Nguyên Kha) kính mời toàn thể Quý vị cùng đến tham dự phiên tòa để ủng hộ cho Đinh Nhật Uy và gia đình. Sự có mặt của Quý vị là niềm khích lệ không chỉ cho gia đình, cho blogger Đinh Nhật Uy mà còn là sự xiển dương quyền con người đã được luật pháp Quốc tế, luật pháp Việt Nam bảo vệ. Vì là một phiên tòa công khai, do đó tất cả mọi người đều có thể tham dự mà không ai có quyền ngăn cản...

*

Kính gởi: 

- Quý đồng bào Việt Nam.
- Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.
- Các cơ quan truyền thông, tổ chức bảo vệ nhân quyền.

Kính thưa quý vị,

Blogger Đinh Nhật Uy sinh năm 1983, bị bắt vào ngày 15 tháng 6 năm 2013 với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” điều 258 của bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam, theo lời cáo buộc của cơ quan Công an tỉnh Long An.

Đinh Nhật Uy là anh của Đinh Nguyên Kha, một tù nhân lương tâm Việt Nam (vừa bị kết án 4 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và đang đối mặt với một bản án “khủng bố” mà Kha là một nạn nhân của sự bức cung). Vì lo lắng cho tình trạng của em mình đang bị bắt giam, Đinh Nhật Uy đã dùng phương tiện truyền thông trên internet (blog, facebook…) để lên tiếng bênh vực cho Đinh Nguyên Kha trước bản án bất công, đồng thời cũng chính là bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến... của người dân đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của Liên Hợp quốc, tham gia tự nguyện vào Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, trong đó quy định các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền con người.

Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản



Thanh Phương
Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, sáng nay, 22/10/2013, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, ông Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo giải trình này cho thấy là bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự trù sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này, sẽ không có gì thay đổi căn bản.

Theo trình bày của ông Phan Trung Lý, dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Lý cho rằng, tên nước hiện nay « đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận », nên việc giữ tên nước là cần thiết.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của bản dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành". Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam đề nghị cần quy định rõ trong Hiến pháp là các lực lượng vũ trang có nghĩa vụ « trung thành của với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước ».
Ông Phan Trung Lý cũng đề nghị không bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo, bởi vì theo ông, « đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành », nên không cần thành lập Hội đồng Hiến pháp.
Theo lời ông Phan Trung Lý, Ủy ban dự thảo cũng đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp, mà « đê luât quy đinh, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước ».
Trong bản dự thảo Hiến pháp được trình bày hôm nay, đất đai vẫn là « sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý» . Ủy ban dự thảo chỉ đề nghị quy định chặt chẽ việc thu hồi đất, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo chương trình kỳ họp, sáng mai, 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; đến sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
Nhưng không ai chờ đợi là sau các phiên thảo luận đó sẽ có những sửa đổi căn bản trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và bản dự thảo này như vậy vẫn không tính đến những ý kiến của giới nhân sĩ trí thức, nhất là trong nhóm kiến nghị 72.
Nhóm này vào đầu tháng 6 vừa qua đã ra tuyên bố phản đối bản dự thảo Hiến pháp đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, tức kỳ họp trước, vì theo họ, bản dự thảo mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ đầu tháng 1 năm nay. Đặc biệt, nhóm kiến nghị 72 cho rằng, việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và Nhà nước là « biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ ».
Các nhân sĩ trí thức trong nhóm này cũng tố cáo « tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém » của việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, nhất là mọi ý kiến khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo « đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. »
Nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131022-hien-phap-moi-cua-viet-nam-se-khong-co-nhung-thay-doi-can-ban

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Quốc hội VN bắt đầu kỳ họp quan trọng

Thủ tướng Việt Nam báo cáo về tình hình đất nước với các đại biểu Quốc hội

Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ 6 vào sáng thứ Hai ngày 21/10, một kỳ họp giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
Đây cũng được cho là kỳ họp dài nhất trong toàn khóa kéo dài đến hết tháng 11.
Dự kiến, trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua bản Hiến pháp mới trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thông qua Luật Đất đai sửa đổi và bổ nhiệm hai phó thủ tướng mới.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng thông qua kế hoạch kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách cho năm 2014.

‘Kinh tế phục hồi’

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn trong phiên khai mạc sáng 22/10 để báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin về bài phát biểu này của ông Dũng với dòng tít: “Nền kinh tế đang trên đà phục hồi”.
Hãng tin nhà nước dẫn lời ông Dũng cho biết đã ‘đạt 11 chỉ tiêu’ trong tổng số 15 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra cho năm 2013, trong đó có kiềm chế lạm phát.
Riêng phần không đạt kế hoạch có các chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và bội chi ngân sách.
Thủ tướng Dũng được dẫn lời cho biết ‘GDP cả năm 2013 tăng khoảng 5,4% so với năm 2012’ và cao hơn mức 5,25% của năm trước.
Riêng về lạm phát, ông Dũng dự báo mức lạm phát cho cả năm 2013 sẽ vào khoảng 7%.
Ông đề nghị Quốc hội nới trần bội chi ngân sách cho năm nay từ 4,8 lên 5,3% GDP, tức cho phép chi thêm 20.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ Mỹ kim.
Mục tiêu tổng thể cho năm sau, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam xác định là vẫn tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giúp các doanh nghiệp hồi phục và tái cơ cấu kinh tế.
Bản báo cáo này của ông Dũng được cho là đã được Quốc hội, thông qua ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, tán thành trong báo cáo thẩm tra sau đó.
Trước đó, trong lời khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng tình hình kinh tế-xã hội đất nước ‘đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực’, theo tường thuật của truyền thông trong nước.

Thông qua Hiến pháp

Cũng trong phiên họp sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đăng đàn trên tư cách mới là chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc. Ông báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri cả nước.
Ông Nhân sẽ được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng trong kỳ họp này.
Kỳ họp này diễn ra chưa đầy hai tuần lễ sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị 8 mà trong đó Đảng đã quyết định sẽ thông qua Hiến pháp.
Cho nên, việc các đại biểu Quốc hội thông qua bản Dự thảo Hiến pháp này chỉ còn là vấn đề thủ tục mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi và phản đối.
Bản tin trên trang chủ Quốc hội cho biết trong kỳ họp này sẽ ‘dành thời gian thích đáng để thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân’ để ‘giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra.
Trong chương trình họp của Quốc hội, dự kiến các đại biểu sẽ tập trung bàn về ‘những vấn đề còn ý kiến khác nhau đang nổi lên’ của Hiến pháp.

Bài đăng phổ biến