Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

HẢI PHÒNG: HỒ SƠ VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẦM SÉP - KỲ 2


HẢI PHÒNG: HỒ SƠ VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẦM SÉP - KỲ 2

 

Chuyện cưỡng chế - Trăm năm đâu chỉ một cuộc bể dâu (phần kết)

Công lý chỉ là một diễn viên hài?
Một sai phạm khó hiểu nữa của các cấp chính quyền Hải Phòng là trong thời điểm cưỡng chế đầm Sép, Tòa án thành phố Hải Phòng đang giải quyết vụ tranh chấp đầm Sép giữa ông Trần Văn Phưởng với ông Nguyễn Đức Tê. Do khó khăn về tài chính, năm 1998, ông Phưởng đã bán quyền sử dụng một phần diện tích đầm Sép cho ông Tê. Nhưng ông Tê không những không trả tiền cho ông Phưởng mà còn định chiếm toàn bộ đầm Sép, dẫn đến việc ông Phưởng kiện ông Tê ra tòa. Vụ kiện đã qua Tòa án tối cao xử phúc thẩm vào 24/9/2003, và ngày 11/7/2003 phòng thi hành án TP Hải Phòng có quyết định thi hành án số 253/THA, buộc ông Tê phải trả lại đầm Sép cho ông Phưởng. .
 
Như vậy là án chồng án? Trong khi tòa còn đang giải quyết tranh đầm Sép giữa ông Tê và ông Phưởng thì chính quyền lại nhảy vào cưỡng chế đầm Sép, biến đầm Sép thành tài sản của UBND Đồng Bài để xã hưởng tiền đền bù. 
Nếu UBND xã Đồng Bài là chủ đầm Sép, thì ông Tê và ông Phưởng có cái gì để mà tranh chấp ở tòa án TP Hải Phòng? Đầm Sép đã bị thu hồi vào ngày 20/5/2003 thì ông Tê lấy đâu ra đầm Sép để trả cho ông Phưởng, như quyết định thi hành án đã tuyên ngày 11/7/2004? Đúng là rối như canh hẹ.
Vậy mới nói ở nước ta, phán quyết của tòa chả có tý giá trị nào khi dính đến những sai phạm của chính quyền. Đó là lý do ông phó chủ tịch Nguyễn Văn Thành mới dám tuyên bố đầy thách thức, là UBND TP (chứ không phải cá nhân ông bà nào) sẵn sàng ra hầu tòa là thế?
Vụ việc chả có gì to tát, 70 hecta đầm ở một xã thì cũng chỉ bé bằng cái móng tay. Vậy mà nó khiến cả một bộ máy cồng kềnh phải vào cuộc, khiến chính phủ và quốc hội cũng phải bận tâm. Báo môn bài cũng dăm bảy số vào cuộc điều tra, đăng tin (Báo Lao động số 190/2012 ngày 16/8/2012; Báo Công an TPHCM số 2177 ngày 8/12/2011- số 2178 ngày 10/12/2011; Báo Bảo vệ Pháp luật số 30, ngày 26/7/2008 - số 32 ngày 9/8/2008; Báo Dân Việt điện tử ngày 1/8/2012).

HẢI PHÒNG: HỒ SƠ VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẦM SÉP - KỲ 1

HẢI PHÒNG: HỒ SƠ VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẦM SÉP - KỲ 1

 

Chuyện cưỡng chế - Trăm năm đâu chỉ một cuộc bể dâu?

Phương Bích 

 

Trong chuyến đi xem phiên tòa công khai, xử anh em Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, tình cờ tôi được nghe một câu chuyện na ná như vụ Đoàn Văn Vươn. Chỉ khác là vụ này không có súng hoa cà hoa cải gì cả. Không ai bị bắt bớ, bị thương, vì người dân mặc dầu thấy mình oan ngút trời, nhưng vẫn ngoan ngoãn chấp hành lệnh cưỡng chế. Rồi sau đó ngoan ngoãn đi gửi đơn đến các cấp từ xã cho đến tận quốc hội, ròng rã 10 năm trời vẫn chưa thấy công lý đâu.   

 

Tôi cũng được đọc “ké” bộ hồ sơ của vụ này. Thú thực, đã nghe nạn nhân kể tóm tắt trước, nhưng đọc đến “hồ sơ” thì tôi không nén được dăm bảy phen chửi thề. Chửi từ cái “thằng” đánh máy cho đến “thằng” ký. Chửi cái tội sai chính tả thì ít, nhưng chửi cái “thằng” đá bóng thì nhiều. Các ban ngành chức năng đã cất công điều tra mấy năm trời. Thành lập hết đoàn này đến ban nọ, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền công tác phí và phong bì phí. Vậy mà chỉ một lời của ông phó chủ tịch thành phố là có thể sổ toẹt vào sự thật, biến không thành có, đổi trắng thành đen. Đây là do sự ngu dốt bẩm sinh hay cố tình giả ngu để ăn tiền? Phó chủ tịch thành phố mà tuyên bố xanh rờn: “ UBND TP sẵn sàng ra tòa” – trích báo Bảo vệ Pháp luật số 30, ngày 26/7/2008. Nói vậy thì ai sẽ là người to gan lớn mật, dám xử UBND thành phố Hải Phòng?

 

Thực ra báo chí đã từng đề cập đến từ nhiều năm trước đây, nhưng e rằng nó bị chìm nghỉm trong một xã hội đầy rẫy những oan khiên. Xã hội ta giống như một bà bác sỹ già nua, suốt ngày nghe bệnh nhân rên la đâm ra dửng dưng trước nỗi đau đớn của người bệnh. Chỉ khi nào bà bác sỹ già cũng bị bệnh, cũng phải rên la thì họa mới nhớ ra cảm giác đau nó ra làm sao. Chuyện xảy ra từ 10 năm trước, nhưng hiện tại nó chưa hề chấm dứt. Nhân vụ cưỡng chế ở Cống Rộc, xin được lật lại chuyện Đầm Sép năm xưa, để thấy cái tội của luật đất đai theo tư duy xã hội chủ nghĩa, đã gây ra thảm cảnh cho người dân nó khốn nạn đến thế nào.
19 năm trước, bờ biển đó chỉ là những đầm nước hoang vu. Nhiều người dân trong vùng,  trong đó có không ít những người lính, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đã sắn tay vào cải tạo vùng đất hoang này, trở thành những đầm nuôi tôm, cua, cá, ghẹ, mang lại không ít lợi ích cho bản thân họ và cho xã hội. Tiền của đổ vào đó có thể tính, chứ mồ hôi nước mắt thì chả thể nào đong đếm được.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Giữa Việt Nam và Trung Quốc không có truyền thống hữu nghị, cũng không có tương đồng về ý thức hệ

Nguyễn Trọng Vĩnh
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ
Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta sông núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.
Dựa trên diễn biến thực tế, thử phân tích xem có đúng thế không?
Khách quan mà nói, tình hữu nghị Việt - Trung có biểu hiện trong hai thập kỷ từ 1950 đến 1970. Trong thời gian đó, Trung quốc giúp ta khá lớn về nhiều mặt. Trong sự giúp đỡ đó, có lợi ích trước mắt và động cơ sâu xa của họ, vừa giúp ta vừa hạn chế thắng lợi của ta. Dù sao ta cũng công nhận là có tình hữu nghị Trung - Việt. Còn ra thì sao?
Không kể Trung Quốc đã đô hộ nước ta 1000 năm, đến quân Nam Hán lại mang quân xâm lược nước ta, rồi nhà Tống, Mông Cổ sau khi chinh phục xong làm chủ Trung Quốc cũng 3 lần xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược, đánh bại Hồ Quý Ly, lại đô hộ nước ta 10 năm, nhà Thanh huy động 20 vạn quân chiếm đóng thủ đô Thăng Long. Năm 1974 Trung Quốc huy động hải quân mạnh tiêu diệt bộ phận lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và cướp quần đảo từ tay Việt Nam Cộng hòa, lại trẹo họng nói là “thu hồi”. Tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới nước ta. Gần đây, dựa vào cái “lưỡi bò” bất hợp pháp thành lập cái gọi là huyện Tam Sa, thực hiện mọi thủ đoạn, chuẩn bị điều kiện hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta. Thế là chỉ có 2 thập kỷ (50 - 70) nói trên tạm gọi là “hữu nghị”, còn thì suốt chiều dài lịch sử, truyền thống của Trung Quốc là truyền thống xâm lược nước ta.
Phía ta thì sao?
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán để khẳng định nền độc lập của nước Nam.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống và có bài thơ đầy khí phách hào hùng:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Từ năm 1258 đến 1288, quân dân nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh từng gây kinh hoàng cho nhiều nước từ Á sang Âu, đặc biệt năm 1288 dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn, quân ta đánh thắng trận Bạch Đằng oanh liệt danh tiếng lẫy lừng khiến nhà Nguyên khiếp vía không xâm phạm lần thứ tư.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi 10 năm gian khổ chống ách đô hộ nhà Minh, cuối cùng giết Liễu Thăng, dọa Mộc Thạnh hết hồn rút chạy, đến 1428 tống cổ Vương Thông về nước, khôi phục độc lập cho nước nhà.
Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín mà chạy mới thoát chết.
Tháng 2/1979, quân dân các tỉnh biên giới, mặc dầu lực lượng ít ỏi, đã ngoan cường đánh trả 60 vạn quân xâm lược tàn ác, buộc Đặng Tiểu Bình phải rút quân.
Nước ta ngoài việc phải chống xâm lược của Trung Quốc qua các thời kỳ, còn phải chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Vậy là truyền thống nước ta là truyền thống chống xâm lược.
Rõ ràng truyền thống nước ta và truyền thống Trung Quốc đối nghịch nhau suốt chiều dài lịch sử, thì làm gì có “tình hữu nghị quý báu truyền cho các thế hệ mai sau”!
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ
Ngay từ 1962, ông Đặng Tiểu Bình đã muốn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Stalin và đi theo con đường khác với câu nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt”. Ông ta bị Mao Trạch Đông xử lý kỷ luật. Sau khi được phục hồi và sau khi ông Mao chết, năm 1978 ông Đặng lại nói lại câu nói đó và thực tế bắt đầu rẽ theo con đường TBCN mặc dầu vẫn nói là “xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Để kết thân với Mỹ, tháng 2/1979 Đặng Tiểu Bình xua quân đánh Việt Nam là đã gửi thông điệp cho Nhà Trắng rằng: “Giữa chúng tôi (Trung Quốc) và Việt Nam không cùng ý thức hệ dù đều là Đảng Cộng sản”.
Đại hội thứ 18 Đảng CS Trung Quốc mới đây không còn đề cập CN Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông nữa mà chỉ nêu lý luận “ba đại diện” của Giang Trạch Dân và “tư tưởng Đặng Tiểu Bình”.
Tuy vẫn giữ câu “xây dựng XHCN nghĩa đặc sắc Trung Quốc”, nhưng người ta có thể cho rằng xã hội Trung Quốc hiện nay là XHTB chưa thật đúng nghĩa, còn do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Mô hình XHCN kiểu Stalin tỏ ra không thích hợp, kìm hãm sản xuất, kìm hãm phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khi đó một số người lãnh đạo lại hưởng đặc quyền đặc lợi sống như đế vương, độc tài độc đoán dẫn đến Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu xụp đổ. Từ đó, chưa ai đưa ra được mô hình XHCN nào khác.
Việt Nam ta tất yếu phải cuốn theo kinh tế thị trường, nhưng lãnh đạo vẫn lấy CN Mác – Lênin làm cơ sở tư tưởng, vẫn chủ trương xây dựng CNXH. Thử hỏi xây dựng CNXH theo mô hình nào? Trong xã hội ta hiện nay, nội dung gì là XHCN, không ai chỉ ra được. Còn nói phát triển kinh tế thị trường “theo định hướng XHCN”. Cái đuôi “theo định hướng XHCN” thật là mơ hồ, vô nghĩa.
Đã không có mô hình, không có nội dung XHCN, thiết nghĩ chỉ nên nêu “lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như nghị quyết Đảng đã từng ghi là đúng đắn và khả thi. Không cần nêu CN Mác – Lênin mà “chỉ nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ” vì cái gì ở Mác, ở Lênin mà thích hợp với Việt Nam thì Hồ Chí Minh đã tiếp thu, cũng như những gì là hay, là tốt của thế giới, của đạo Phật, đạo Thiên Chúa, của Khổng Tử, của Tôn Trung Sơn đều đã có trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG

CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN LÊN TIẾNG VỀ ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG

Video VTC thực hiện:

GS. Trần Lâm Biền: "Chúng tôi đề nghị: Hòn đá này nhất định phải bỏ ra khỏi Đền Hùng!"

  
Ngũ bộ chú trên hòn đá Đền Hùng:

 

Báo Người lao động: 

“Hòn đá lạ” vẫn ở đền Hùng

Thứ Hai, 22/04/2013 23:08

Nhiều ý kiến cho rằng nên đưa “hòn đá lạ” ra khỏi đền Hùng nhưng ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, khẳng định chưa thể làm việc đó.

Việc “hòn đá lạ” với nhiều ký tự, họa tiết phức tạp xuất hiện tại đền Thượng, Khu Di tích đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), đã nhận được rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học cũng như khách thập phương trong thời gian qua.

Mặt trước của “hòn đá lạ”
Giải bùa?  Ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích đền Hùng, cho biết “hòn đá lạ” được đặt ở đền Thượng từ năm 2009, là bùa lành để phản lại bùa yểm của quân Nguyên Mông (Trung Quốc) được phát hiện khi hạ giải đền Thượng. “Khi tháo dỡ đền Thượng để trùng tu, công nhân đào nền phía trong hậu cung phát hiện một viên gạch được bọc bởi lớp giấy bạc, bên trong có dòng chữ lộn ngược. Bóc tờ giấy thì thấy có chữ in mờ trên gạch, vì không biết đó là gì nên tôi đã nhờ ông Nguyễn Minh Thông xem giúp” - ông Khôi kể. Theo ông Khôi, ông Nguyễn Minh Thông nguyên là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông, người đã được viện trưởng Viện Tu bổ di tích lúc ấy giới thiệu để hỗ trợ việc tu bổ xây dựng đền Thượng. “Ông Thông rất am hiểu về vấn đề tâm linh, cũng là người từng chọn huyệt đạo xây đền Mẫu Âu Cơ” - ông Khôi cho biết. Trong khi đó, báo cáo về vụ việc gửi UBND tỉnh Phú Thọ, ông Nguyễn Minh Thông cho biết qua nghiên cứu, thẩm định của các chuyên gia, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông kết luận viên gạch có bọc giấy bạc là bùa yểm do “đạo sĩ cao tăng Nguyên Mông cải trang” mang sang. Bùa này được yểm tại ban giữa đền Thượng, thần chú trên tờ giấy viết bằng chữ của vùng cao nguyên Ấn Độ - Tây Tạng. Để hóa giải bùa yểm, trung tâm đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, khả năng hóa giải và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh tú trời đất... Sau khi được một công ty đá quý cung cấp hòn đá, trung tâm chạm “trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái của đức Thánh Trần trong Binh thư yếu lược trên mặt trước hòn đá này. Ở mặt sau của viên đá, phía trên chạm ấn Vua Hùng, dưới là lá bùa giải bách họa cho nhân dân.

BBC: Tiên Lãng lại xảy ra xô xát vì đất

Cập nhật: 15:07 GMT - thứ hai, 22 tháng 4, 2013
Nơi xảy ra xô xát giữa nông dân và nhóm 'bảo vệ' công ty Hoa Thành
Vừa có thêm vụ xô xát vì đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hôm 21/04 giữa nông dân và hàng chục người tự xưng là "bảo vệ" của công ty cổ phần Hoa Thành.
Hoa Thành là công ty được chính quyền Huyện Tiên Lãnh cho thuê lại đất để sản xuất giấy với diện tích khoảng hơn 88.000 mét vuông.
Ông Lương Văn Chinh, nông dân ở xã Đại Thắng, Tiên Lãng nói với BBC, khoảng 12 giờ trưa hôm 21/04, ông nghe mọi người báo là có đông người đến đập phá ruộng dưa của bà con.
Ông Chinh cho biết khi ông ra đến nơi thì thấy có “hai chục người mặc áo bảo vệ, áo chống đạn và bốn mươi người xã hội đen, đầu trọc xăm trổ đầy mình, cởi trần,” đang xô xát với bà con.
“Lúc đầu chỉ có khoảng một chục nông dân, nhưng sau bà con gõ kẻng thì thêm rất nhiều người nữa cũng tham gia,” phía nông dân có 11 người bị thương, ông Chinh nói với BBC.
“Những người vận áo chống đạn đứng chặn ở cửa công ty, còn bà con xô xát với nhóm côn đồ, nên phía họ không ai làm sao hết”, ông nói thêm.

‘Chính quyền làm ngơ’

"Bọn đánh người dân như thế mà đứng nhìn xong đi ra ngoài thôi, chuồn dần hết thôi. Rất thất vọng và lại còn nghi ngờ với chính quyền nữa."
Lương Văn Chinh, nông dân xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng
Theo ông Chinh, lúc xảy ra xô xát có mặt chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng công an xã Đại Thắng, và sau đó khoảng ba phút, thì chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng và công an huyện cũng có mặt, “thế mà họ thờ ơ”.
“Bọn đánh người dân như thế mà đứng nhìn xong đi ra ngoài thôi, chuồn dần hết thôi. Rất thất vọng và lại còn nghi ngờ với chính quyền nữa,” ông Chinh nói.
“Chủ tịch có mặt ở đấy mà có giải quyết được vấn đề gì đâu. Mà hôm qua [21/04] về hội trường dân lập biên bản mà tất cả các cấp lãnh đạo với cả giám đốc công ty Hoa Thành cũng không ký, bây giờ muốn gặp tôi tôi không tiếp.”
Khi BBC liên hệ với ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch huyện Tiên Lãng, ông Tùng cắt máy sau khi nghe thấy phóng viên muốn hỏi về vụ việc ở xã Đại Thắng.
Trưởng công an Huyện Tiên Lãng nói nên hỏi người phát ngôn, nhưng không thể cho số điện thoại vì "đã để quên"; còn chủ tịch xã Đại Thắng cũng dập máy.
Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, ông Nguyễn Văn Tùng nói trong buổi họp báo ngày 22/04, đã chỉ đạo cho công an làm rõ vụ ‘côn đồ’ đánh dân.
Ông Tùng được báo Dân Trí trích lời xác nhận có vụ việc khoảng 70 người tự xưng là bảo vệ công ty xô xát với dân, và việc làm của công ty Hoa Thành “không được báo cáo với Ủy ban Nhân dân huyện,” và “đích thân chủ tịch huyện đã ra hiện trường chỉ đạo cơ quan chức năng giải tán đám đông.”

‘Anh Vươn là anh hùng’

Theo ông Chinh, các vụ bất đồng giữa người dân với chính quyền liên tục xảy ra gần đây ở Tiên Lãng là do quyết định thu hồi đất trái luật và giá đền bù.
Riêng chuyện của xã Đại Thắng, 153 hộ dân đã làm đơn khiếu nại từ tháng 08/2004 đến nay, “và đã có rất nhiều công văn gửi về kể cả từ thành phố Hải Phòng đến huyện Tiên Lãng, nhưng không cấp nào đứng ra giải quyết.”
“Giá đền bù khi ấy người ta tính các khoản hỗ trợ, tất cả là có 20.700 đồng một mét vuông, tính ra 8.5 triệu trên một sào,” ông Chinh nói.
Phía các hộ dân khiếu kiện cũng cho rằng, quyết định thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là sai luật, vì chỉ được tính là thu hồi đất cho nhà nước nếu đó là các công trình của nhà nước và có thủ tướng ký.
Trường hợp thu hồi đất cho công ty Hoa Thành thuê là để làm kinh doanh, thì phải đền bù theo cơ chế thị trường, có thỏa thuận về giá cả giữa hai bên, huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng không thể áp dụng mức giá đền bù của nhà nước.

Cuộc họp BCH Trung ương đảng triển khai cưỡng chế ý kiến sửa đổi hiếp pháp của đảng


Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Trong cuộc họp khẩn cấp Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN tháng 5/2013 về vấn đề lấy ý kiến của nhân dân về việc sửa hiếp pháp 1992 dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng mười ba đồng chấy đầu sỏ và 67 bí thư sếp sòng tỉnh thành. Đồng chí Bú Lí phát biểu mở đầu cuộc họp: "Chúng ta chỉ cần 50 triệu ý kiến đóng góp về sửa hiếp pháp là chúng ta đã thành công, bây giờ gọi dân đi họp là họ không đi đâu! Phải cho đảng viên thọc xuống tận các kheeee ngóc ngách của quần chúng, bắt dân ký vào hiến pháp đã được ta in sẵn thì may ra họ mới ký. Xin thông báo đến hội nghị hiện nay 3 triệu đảng viên cộng vợ con đảng viên mới có 12 triệu, vậy ngay sau cuộc họp phải bắt tứ thân phụ mẫu của đảng viên ký vào nữa là chúng ta có thêm 6 triệu chữ ký rồi còn thiếu có 32 triệu nữa là thành công..."

Xin mời đồng chấy Tòng Thị Phóng có ý kiến...

Tòng Thị Phóng: Thưa đại hội, theo tôi thì mấy đứa đàn bà thường nhẹ dạ cả tin, nên ngày mai ta đưa hiếp pháp in sẵn xuống các trại giam nữ dụ họ, ai mà ký vào sẽ thưởng một bữa cơm ngon, cộng thêm lời hứa chứng giấy cho họ có cải tạo tốt, đồng thời giảm án cho phạm nhân là 1 tháng thì phạm nhân sẽ ký. Nếu cách làm này thành công ta sẽ nhân rộng ra cho tất cả các phạm nhân cả nước cũng được khoản 2 triệu chữ ký nữa. Em xin hết! 

Cả hội trường cuộc họp vỗ tay. Đồng chấy Bú Lí tuyên bố nhiệt liệt tán thành và ra lệnh nghiêm túc thực hành ngay.

Xin mời đồng chấy bộ trưởng nông nghiệp Cao Đức Phát lên góp ý... 

Cao Đức Phát: Thưa đại hội hiện nay nông dân đang đói nên em có ý kiến này: chúng ta chuẩn bị 4 triệu tấn phân, cứ thằng nào ký tên vào hiếp pháp ta cho 2 kg phân là chúng sẽ đến ký ngay, mà không ý kiến ý cò gì. Nhưng mà số tiền phải bỏ ra là 15.000đ/1kg x 2kg x 2tr = 6 tỷ đồng. Còn em đã cho đảng viên đi tận các chợ bắt mấy mụ bán rau ký. Lại nhưng mà: chúng không ký và bảo phải mua rau chúng mới ký! Nếu chúng ta bỏ tiền mua rau số tiền còn tốn cao hơn nữa. Em xin hết! 

Cả hội nghị tưng tưng vỗ tay. Đồng chấy Bú Lí tuyên bố cách này tuy có tốn tiền hơn cách của đồng chấy Phóng, nhưng ghi nhận và cho triển khai thực hiện ngay. 

Xin mời đồng chấy bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng lên đóng góp ý... 

Đinh La Thăng: Thưa hội nghị theo em được biết nhân dân đang khó khăn, chúng ta hãy cho tất cả các cây xăng thuộc tập đoàn Petrolimex, cứ thằng nào con nào mà ghé vô đổ xăng, chúng ta tặng cho nó 2 lít nếu nó đồng ý ký tên. Em đảm bảo các cây xăng của ta chỉ trong vòng 1 ngày là sẽ có khoản 4 triệu chữ ký ngay, bởi xăng lên giá có 1400đ/1lít mà dân nó còn xếp hàng đến tận 12 giờ đêm để đổ nữa là, cho nó 2 lít mất đến gần 50 ngàn đồng. Tuy cách của em có tốn một chút nhưng bù lại không phải bỏ tiền ra như trò của đồng chấy Lê Thanh Hải bí thư TP HCM. Mất 8 tỷ cho bọn cán bộ phường xã học tập triển khai lấy ý kiến của dân, mà kết quả chẳng được là bao nhiêu, dân nó có ký đâu. Nó toàn ghi chỉ chấp nhận theo Bản sửa đổi Hiến pháp theo Hội đồng Giám Mục Việt Nam! Thế mới đau! Nếu làm theo cách của em thì mất 50 ngàn x 4 tr = 20 tỷ. Em xin hết! 

Cả hội trường vỗ tay tán thành. Đồng chi Bú Lí: đúng! thích chú nhất bởi chú lúc nào cũng có sáng kiến độc! 

Xin mời bộ trưởng y tế đồng chấy Nguyễn Thị Kim Tiến lên đóng góp ý kiến... 

Nguyễn Thị Kim Tiến: Thưa hội nghị nãy đến giờ mấy thằng cha con mẹ đồng chấy kia độc bàn chuyện tốn tiền của đảng và nhà nước không à! Chúng ta đã nợ lương đảng viên 2 tháng rồi mà còn chưa có tiền phát, mà lại bày trò tốn kém thế. Nếu làm theo cách ấy thì phải in thêm tiền hoặc đổi tiền thì mới làm được. Theo em thì làm cách này tuy có hơi lâu 1 tý nhưng chẳng phải bỏ xu nào cả. Như chúng ta đã biết từ khi nhận chỉ thị của Trung Quốc cho nhập hàng kém chất lượng, hàng độc hại vào Việt Nam để sử dụng cho tới nay, dân ta đã bị ảnh hưởng trầm trọng, các bệnh viện không có chỗ bởi đủ các loại bệnh. Ung thư, viêm gan, nhiễm độc chì, vi rút... đủ thứ bệnh trên đời mà chỉ có ở Việt Nam, các ca bệnh nào cũng phải mổ xẻ, cắt hết. Nên hiện nay người nhà bệnh nhân muốn mổ phải đi hiến máu gọi là tình nguyện (nhưng bắt buộc) thì các bác sĩ mới mổ. Vậy ta cứ đem tờ hiếp pháp vào đây, cứ bệnh nhân nào muốn mổ, thì bắt buộc phải ký tên đồng ý Hiếp pháp của đảng thì ta mới mổ. Chúng ta phải giở độc chiêu, chơi kiểu thủ đoạn, hiếp kiểu máu như thế này mới ăn. Cái này thì đảng ta có mà đầy, con số phá thai, và sinh nở một tháng là cả triệu rồi, chưa kể các bệnh tật khác mà chúng ta đã gây ra cho dân. Vậy từ nay tới cuối tháng 9 con số ký là phải lên đến cả hai chục triệu ngượi Thế là đủ! Em xin hết cả hội trường vỗ tay tán thành! 

Đồng chấy Bú Lí đứng lên nói hay hay, khá khen cho đồng chấy Tiến gái, chỉ có người ác như đồng chấy, và chúng ta nắm cái chết cái sống của dân mới nghĩ ra được. Đúng là cao kiến, cho thực hành ngay!

Xin mời đồng chấy bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang lên đóng góp ý? 

Trần Đại Quang: Thưa hội nghị theo tao thì chẳng cần thực hiện theo các cách của bọn kia, đảng cứ duyệt cho bọn tao được quyền nổ súng vào dân là chúng sẽ chẳng dám chống đối. Ngay ngày mai tao cho đàn em vác gậy, vác súng xuống từng nhà, thằng nào mà không ký, tao nói mà chống đối là tao đọp luôn, cứ búa vài thằng bắn vài con là chúng vãi ngay. Bọn dân đen là cứ phải dùng cây gậy đi trước cây súng theo sau! Cà rốt cho thỏ ăn! Mấy thằng, mấy con đồng chấy góp ý kiến trước chỉ biết dùng cà với rốt cho nên dốt! Tốn tiền! Với lực lượng công an còn tao thì còn đảng, bọn tao là cứ đưa gậy trước, chỉa súng sau. Thằng nào, con nào không nghe thì phang bỏ cha, bắn bỏ mẹ nó mới sợ, đảng chẳng phải tốn một cắc nào cả mà hiệu quả là nhanh nhất chỉ mất đúng 1 tuần là xong. Tao hết!

Cả hội trường vỗ tay. Đồng chí Bú Lí lấm la lấm lét thỏ thẻ - đúng là không hổ danh lực lượng công an, đúng là thanh gương và cái kiên để bảo vệ cho chế độ, muốn sống thì phải ác như bác đảng đã dạy, ác, ác nữa, ác mãi...

Xin mời bộ trưởng quân đội đồng chấy Phành Quang Thung lên đóng góp ý kiến... 

Phùng Quang Thanh: Kính thưa các đồng chấy! Nãy giờ tao ở dưới nghe các đồng chấy nói tao đã họp với thằng Tư Sang và Ba Ếch rồi. Chủ trương sửa hiếp pháp của đảng ta là trò lừa mị dân thôi, mấy thằng phản động ở nước ngoài nước trong có nói gì mặc kệ, lúc nào chúng nó chẳng chửi chúng ta, mà nó nói có chết mẹ gì đâu mà sợ. Bọn tao đã tính cả rồi, vơ vét cho thật nhanh từ nay cho đến cuối năm là bàn giao Việt Nam cho anh Ba xứ Lạ luôn. Mình ác 1 thì anh Ba ác 10. Coi dân còn kêu ca gì không!? Mỗi lần tiếp bọn Mỹ cứ phải bắt tay cười cười mệt bỏ mẹ, đã thế còn tức nữa chứ. Nó chửi vào mặt mình mà có hiểu gì đâu, tiếng Tàu tiếng Lạ còn biết chứ tiếng Anh tiếng Quen thì chịu. Có đúng không hả thằng Bú Lí kia, sao cười dữ vậy!? Thôi mười một giờ rồi, liên hoan chiều họp tiếp tha hồ mà ý cò với ý kiến giờ nhậu thôi. 

Cả hội trường chẳng ai bảo ai vỗ tay thật lớn coi như thành công tốt đẹp, và bước vào tiệc tùng. 

*

Tôi nghĩ đến việc dân tộc ta phải làm nô lệ mà toát hết mồ hôi bỗng dưng thét lớn không được? Không được bán nước cho Tàu, nhưng những người kia như không hề nghe thấy và họ cứ cười lớn hơn và bỏ đi. Tôi giật mình dậy mới biết chỉ là một giấc mơ. Ôi một giấc mơ quá sợ hãi. Đúng không có chuyện gì mà cộng sản không dám làm!



Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Nhận định về đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ

USA Vietnam Flag

Nhân quyền là giá trị nền tảng của nước Mỹ cho nên trong quan hệ với những nhà nước độc tài toàn trị đây là một điều tế nhị có khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối bang giao.
Không phải lúc nào nước Mỹ cũng coi nhân quyền là mục đích tối thượng trong chiến lược của mình nhưng nhân quyền vẫn là những ràng buộc mà nước Mỹ vẫn phải tôn trọng và giải quyết để nước Mỹ đạt được mục đích ngoại giao mà không làm tổn thương hình ảnh của mình với tư cách là một siêu cường lãnh đạo thế giới và không phản bội lại niềm tin khai sáng và nhân bản khi hình thành Hiệp chúng quốc Hoa kỳ.
Giá trị nhân quyền thăng trầm tùy nhu cầu của thời cuộc và quan điểm của từng chính phủ.
Tổng thống Obama và đảng Dân chủ đặt nhân quyền vào một vị thế khá cao trong chính sách ngoại giao của mình tuy nước Mỹ phải bước vào cuộc cạnh tranh toàn cầu với những cường quốc đang trên đà trổi dậy như Trung cộng, Nga, Ấn độ, Nhật bản .
Những quốc gia này không theo đuổi giá trị nhân quyền, bảo vệ và thăng tiến nhân quyền trên thế giới không phải là mục tiêu của họ nên trong quan hệ với các chế độ độc tài họ luôn có nhiều lợi thế so với Hoa kỳ. Điều này đặt ra cho nước Mỹ sự lựa chọn càng ngày càng khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ và trung thành với giá trị nền tảng mà Hoa kỳ thiết lập.
Chính vì biết được điều này nên các chế độ độc tài đã khai dụng tối đa để thủ lợi trong quan hệ với Mỹ, tranh thủ được đầu tư, hợp tác, viện trợ mà không nhượng bộ hoặc nhượng bộ rất ít trong hồ sơ nhân quyền mà Mỹ đòi hỏi khi thiết lập bang giao. CSVN là một điển hình nổi trội .
Năm 2012 với sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống của Đảng CSVN, chính phủ Hoa kỳ buộc phải hủy bỏ cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Hà nội để phản đối.
Nhưng chính phủ Mỹ biết rằng cắt đứt hoàn toàn kênh đối thoại nhân quyền với Hà nội không phải là thượng sách để giúp thăng tiến nhân quyền tại VN và bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Nước Mỹ coi đối thoại nhân quyền là một cơ hội để Mỹ áp lực với chế độ CSVN, và với sự kêu gọi từ Hà nội chính phủ Mỹ quyết định tiến hành vòng đối thoại nhân quyền vào ngày 12/04/2013.
Trước khi vòng đối thoại nhân quyền mở ra, tờ Quân đội nhân dân và Nhân dân, hai cơ quan ngôn luận chủ chốt của đảng CS đã có bài chỉ trích nặng nề ông Daniel Baer phó phụ tá Ngoại trưởng Hoa kỳ đặc trách nhân quyền và lao động, một nhân vật mà Hà nội phải đối thoại.
Nhiều người cảm thấy khó hiểu việc làm của đảng CSVN, ai lại đi chỉ trích người mà mình yêu cầu đối thoại ?
Tiếp theo những chỉ trích ông Baer và chính phủ Hoa kỳ, nhà cầm quyền cộng sản đã tiến hành một đợt tấn công các nhà dân chủ, các blogger cổ xúy nhân quyền, các tôn giáo bị Hà nội đặt ra ngoài vòng pháp luật. Như việc tấn công tư gia của blogger Huỳnh thục Vy bằng nước cá và phân thối như đã từng làm trước đây với cụ Hoàng minh Chính, bà Trần khải Thanh Thủy, bà Bùi minh Hằng. Tấn công và làm bị thương anh Nguyễn chí Đức một cựu đảng viên CS, nhà yêu nước và vận động dân chủ, hành hung và sách nhiễu Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, vào chùa Giác Hoa thuộc giáo hội Phật giáo VN thống nhất do Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Viên Định trụ trì để nhiễu sự.

65 hộ dân Sài Gòn đồng loạt tố cáo Bí thư Lê Thanh Hải

Danlambao - Ngày 22/04/2013, 65 hộ dân quận 9 bị cướp đất trong cái gọi là "Dự án Khu công nghệ cao TP.HCM" đã đồng loạt ký tên, tố cáo đích danh ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM ví phạm pháp luật, bao che tham nhũng.

Ông Lê Thanh Hải hiện là Ủy viên Bộ chính trị, được cho là một nhân vật đầy quyền lực và ác ôn số một tại Sài Gòn. Hầu hết các phi vụ tham nhũng, đàn áp cướp đất dân nghèo đều có liên hệ trực tiếp đến gia đình và nhóm lợi ích do Bí thư Lê Thanh Hải cầm đầu. 

Đơn tố cáo đích danh Lê Thanh Hải do 65 hộ dân quận 9 gửi đến Dân Làm Báo yêu cầu:

"Yêu cầu phải xử lý nghiêm minh về sai phạm của Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy TPHCM – yêu cầu không có rào cản, bao che".

"Sau khi lên UVBCT, Bí thư Thành ủy, Lê Thanh Hải đã chỉ đạo lãnh đạo quận 2 với câu nói nổi tiếng là phải dùng ‘bàn tay sắt’ để đàn áp nhân dân lấy đất", đơn tố cáo cho biết.


Nhiều năm nay, nhóm lợi ích dưới tay ông Hải đã gây ra bao thảm cảnh đau thương cho nhân dân Thành phố thông qua các vụ cướp đất, cướp nhà... Điển hình gần đây nhất là vụ cướp đất của nhân dân Quận 2.

Ngoài các phi vụ tham nhũng, cướp đất dân nghèo... Bí thư Lê Thanh Hải được cho là kẻ đã trực tiếp chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của nhân dân Sài Gòn.

Chính ông Hải là người đã chỉ đạo công an phải ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình cuối năm 2012. Một số người dân SG cho biết, em trai và con ông Hải thường xuyên xuất hiện và hỗ trợ đắc lực trong lực lượng đàn áp biểu tình tại Sài Gòn. 

Sự kiện này đã được đăng tải trên Danlambao tại bài viết:  Bí thư Lê Thanh Hải chỉ đạo ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình

Sau khi các vụ vi phạm của Bí thư Lê Thanh Hải được công bố trên Danlambao, chính ông Hải đã khuyến cáo cán bộ dưới quyền phải  'đề kháng' với Dân Làm Báo. Được biết, nhân vật đầy quyền lực tại SG khi ấy đã vu khống, cáo buộc Dân Làm Báo là "nói xấu cán bộ" và "ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên...” 


* Dưới đây là toàn văn đơn tố cáo của 65 hộ dân Sài Gòn tố cáo bí thư Lê Thanh Hải tham nhũng, cướp đất, phá nhà, đẩy người dân lâm vào cảnh khốn cùng:

BBC: 'Sự cùng quẫn của tờ báo Đảng'


Cập nhật: 14:38 GMT - chủ nhật, 21 tháng 4, 2013
Hội đồng giám mục Việt Nam
Hội đồng Giám mục VN đã gửi bản góp ý Hiến pháp cho chính quyền ngày 01/3/2013
Văn bản của Hội Đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp gửi tới Quốc hội được cho là đã làm 'rung chuyển' nhiều thành phần trong xã hội.
Tiếng nói này của BấmHội đồng có vẻ không chỉ tác động tới cộng đồng Công giáo Việt Nam, mà có thể còn ảnh hưởng ngay cả với những công dân quan tâm đến tình hình đất nước, lo lắng cho tiền đồ dân tộc và trong chừng mực nào đó đã tạo ra sự hân hoan, phấn khởi ở một bộ phận người dân.
Trước đó, bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức và quần chúng cũng đã gây nên một tiếng vang lớn báo hiệu dân tộc Việt Nam đã có 'những dấu hiệu chuyển mình - cơn chuyển mình vật vã, đau đớn để vượt qua sự sợ hãi vốn tạo thành thói quen của cả xã hội, thành phản xạ của mỗi công dân VN.
Có vẻ những sự kiện trên đã làm cho nhà cầm quyền Hà Nội lúng túng và phản ứng của nhiều quan chức tỏ ra 'giấu đầu hở đuôi, tiền hậu bất nhất' đã bị dư luận xã hội phản ứng kịch liệt để khẳng định quyền của mình – quyền của những 'Con Người'.
Lý do của sự 'lúng túng và hoảng hốt' này có vẻ dễ hiểu và trước đây, đã có nhiều đợt kêu gọi góp ý cho các văn bản của Đảng và Nhà nước rồi những màn tuyên truyền với các lập luận như ở Việt Nam: “Dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” theo cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hay “gấp vạn lần dân chủ tư sản,” theo lời của Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan.
Thế nhưng, có vẻ đa số người dân chẳng mấy ai quan tâm vì họ thừa biết mục đích của những tuyên truyền ấy là gì trong khi các đợt góp ý, lấy ý kiến nhân dân đều “hoàn toàn thắng lợi rực rỡ” và việc tuyên truyền về chúng trở nên rầm rộ.
Có vẻ tưởng rằng mọi chuyện cũng sẽ xuôi chèo mát mái như mọi lần trước, nên Chính quyền và Đảng có vẻ tăng tốc việc tổ chức “lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến Pháp”.

'Lương tâm và đòn bẩn'

"Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn 'đục khối bê-tông', càng đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông"
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh
Nhưng thời thế đã khác. Trước những tiếng nói hợp lòng dân, vì đất nước, dân tộc, nhà cầm quyền đã không thể đàng hoàng tranh luận, công khai phổ biến nên đã dùng những chiêu 'rất… bẩn'.
Trước hết, là kéo dài thời gian góp ý đến cuối tháng 9/2013 thay vì kết thúc trong tháng Ba. Một trong những mục đích của việc kéo dài thời gian, là sau khi chi 'hàng đống tiền dân' từ ngân sách, nhà nước sẽ thu được một số lượng chữ ký áp đảo và coi như “đó là nguyện vọng nhân dân”.
Bằng chứng là chỉ sau mấy tháng, nhà nước đã tuyên bố có cả chục triệu ý kiến góp ý. Lẽ dĩ nhiên là “đa số tuyệt đối” sẽ phải đồng ý với nhà nước. Chỉ riêng tỉnh Bình Dương, đã có gần 45 triệu chữ ký. Một con số không có thể có gì hài hước hơn khi mà ngay trước đó, báo chí nhà nước đã khẳng định nông dân chẳng quan tâm gì đến trò này – và trò này đã bi 'vạch mặt.'
Ngoài ra, hệ thống tuyên truyền, truyền thông nhà nước còn 'lôi đám nhân sĩ, trí thức' ra 'đánh hội đồng' trước công luận nhưng lại không dám đưa ra cho người dân xem họ, những trí thức, nhân sỹ, đã thực sự nói gì? Ngón nghề này xưa nay vẫn được dùng có hiệu quả khi tạo lên cơn lên đồng tập thể theo ý muốn của nhà nước. Song giờ đây bài thuốc này xem ra 'mất linh', trong khi nhân dân vẫn 'khi thì âm ỉ, khi thì sôi sục, công khai' nói lên nguyện vọng của mình.

Bài đăng phổ biến