Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Khi đảng Cộng Sản tự giải thể

Ngô Nhân Dụng (NV) - Sau khi chế độ quân phiệt ở Miến Ðiện chấp nhận con đường dân chủ hóa, nhiều người nghĩ đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nên theo gót họ. Theo một cách giản dị là họ có thể sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ độc quyền thống trị của đảng, bắt đầu nới lỏng cho các quyền tự do phát biểu, tự do hội họp; và sau cùng tổ chức bầu cử cho nhiều đảng chính trị tham dự. Như vậy, họ có thể tuyên bố bắt đầu một tiến trình dân chủ hóa, như giới tướng lãnh ở Miến Ðiện đang làm. 

Không biết những người cầm đầu đảng Cộng Sản có khả năng và can đảm dấn bước trên con đường như vậy không. Nhưng nếu họ làm như thế thật thì có thể đáng lo cho nước Việt Nam. Vì trong quá khứ đã có một đảng Cộng Sản đi theo con đường đó vào năm 1990, ở Bulgaria. Cho đến nay chế độ dân chủ ở nước đó vẫn chưa thực sự trưởng thành, mà vì thế nền kinh tế tiến chậm nhất trong số các nước Cộng Sản cũ ở Ðông Âu. 

Tại các nước thay đổi chế độ khác, kinh tế suy sụp sau khi thay đổi thể chế vì thời gian chuyển tiếp gian nan. Nhưng không có nước nào mà tình trạng kinh tế suy yếu kéo dài như ở Bulgaria. Tại các nước khác, kinh tế suy yếu nhưng không làm cho dân chúng mất tin tưởng vào thể chế dân chủ; nhờ thế đời sống ngày càng được cải thiện. Ngay tại một nước không Cộng Sản như Tây Ban Nha, sau khi chế độ dân chủ thay thế chế độ Franco (chết năm 1975) thì tỷ lệ phát triển kinh tế cũng xuống thấp; từ trung bình 7% một năm (1960-1974) xuống thấp hơn 2% (1975-1985). Cùng lúc đó tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% lên tới 20%. Tuy vậy, dân chúng Tây Ban Nha, cũng như dân các nước cựu Cộng Sản như Hungary, Tiệp, Ba Lan, vẫn tin tưởng rằng thể chế tự do dân chủ là tốt nhất, so với các chế độ cũ; kinh tế suy yếu là hiện tượng ngắn hạn. 

Tại Bulgaria thì khác. Kinh tế xuống quá khiến người dân chán cả thể chế tự do dân chủ. Mức sống giảm 40% trong 14 năm sau khi thay đổi chế độ. Lạm phát có lúc lên tới 122% một năm (1994) - tức là giá hàng hóa tăng gấp đôi - và tăng gấp bốn (311%, năm 1996). Ðến năm 1997, một chính phủ không Cộng Sản đắc cử, quyết tâm cải tổ cơ cấu và ngân hàng, nhờ thế dần dần khôi phục được niềm tin, kinh tế bắt đầu hồi phục. Từ năm 2000, sau khi việc đổi mới kinh tế được thực hiện toàn diện, kinh tế Bulgaria mới gia tăng với một tốc độ trung bình 6%, ngân sách chính phủ bắt đầu thặng dư. Trong năm 2012, lợi tức bình quân của dân Bulgaria đã lên trên 14,000 đô la Mỹ một năm, và tỷ lệ thất nghiệp dưới 10%. Tuy nhiên, viễn tượng phát triển kinh tế lâu dài ở Bulgaria vẫn chưa sáng sủa vì guồng máy chính quyền vẫn còn đầy tham nhũng, hệ thống tư pháp chưa vững chắc, vì thế quyền tư hữu cũng bấp bênh khiến giới đầu tư chưa yên lòng. 

Tại sao con đường phát triển kinh tế và dân chủ hóa ở Bulgaria gặp nhiều chướng ngại như vậy? Nguyên do là vì đảng Cộng Sản Bulgaria đã “cướp thời cơ,” tự đứng ra thay đổi chế độ, để tiếp tục giữ quyền bính dưới một tên gọi mới. Ðây là một kinh nghiệm mà người Việt Nam cần nghiên cứu để tránh vết xe đổ. 

Năm 1989, biến cố trong vùng Ðông Âu khiến đảng Cộng Sản Bulgaria lo sợ. Một ngày sau khi bức tường Berlin đổ (9 Tháng Mười Một năm 1989), Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau truất phế Tổng Bí Thư Todor Zhivkov (nắm quyền từ năm 1954), bầu một người mới. Nhóm lãnh đạo mới bắt đầu chương trình cải tổ chính trị theo trình tự của họ; mục đích để kiểm soát tình hình việc thay đổi. Tháng Hai năm 1990, đại hội đảng đã biểu quyết xóa bỏ điều số 1 trong hiến pháp giành độc quyền lãnh đạo cho đảng, cũng giống xóa bỏ như điều 4 ở Việt Nam. Ðể có một bộ mặt dân chủ hóa giống như thật, đảng Cộng Sản mời một nhóm người được coi là “đối lập” tới họp một “Hội nghị Bàn tròn” bàn công việc cải tổ chính trị. 

Hành động này cốt để cho thấy họ cũng làm một công việc giống như các đảng Cộng Sản ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc. Nhưng các “Hội nghị Bàn tròn” ở hai nước kia khác hẳn. Vì tại hai nước đó đã có một hình thức xã hội công dân sinh hoạt mạnh từ trước. Ở Ba Lan là nhờ giới công nhân và các nhà trí thức trong Giáo Hội Công Giáo; mà nông dân Ba Lan cũng chưa bao giờ bị nạn tập thể hóa, đã quen sống tự lập, tự chủ. Tại Hungary kinh tế đã thay đổi dần dần trong ba chục năm, nông dân và giới tiểu thương được tự do làm ăn. ở Tiệp Khắc, phong trào Hiến Chương 77 đã khơi động những cuộc thảo luận về thể chế và xây dựng xã hội công dân. Còn tại Bulgaria, chế độ Cộng Sản theo đúng khuôn mẫu Stalin, không chấp nhận một ý kiến hay hành động nào độc lập ở bên ngoài đảng. Những người được gọi là “đối lập” chỉ dám lên tiếng về việc bảo vệ môi trường sống, nhưng cũng không thể hoạt động liên tục. Một số người, vào năm 1990 lại được “mời gia nhập đảng để giúp đảng cải tổ;” rồi họ cũng được mời vô tham dự “Hội nghị Bàn tròn!” 

Sau đó, đảng Cộng Sản Bulgaria đổi tên thành đảng Xã Hội, và quyết định tổ chức bầu cử ngay vào Tháng Sáu. Thời gian bốn tháng này quá ngắn, không một đảng chính trị nào đủ sức tổ chức với nhau, cho nên đảng Xã Hội thắng phiếu, tiếp tục nắm quyền một cách chính đáng! Trong cuộc vận động, họ còn đi phao tin ở các vùng thôn quê rằng nếu đảng đối lập Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ thắng thì sẽ cắt hết tem phiếu, dân sẽ không thể mua được đủ thực phẩm mà ăn! Năm 1992, đảng Xã Hội thất cử, dân được tự do bỏ phiếu đã chọn Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ. Nhưng luật lệ bầu cử trong hiến pháp do đảng Cộng Sản viết ra đưa tới tình trạng quá nhiều đảng phái. Cho nên chính quyền cũng không có đủ đa số trong Quốc Hội để thực hiện các chương trình đổi mới kinh tế. Phe đối lập lên nhưng cũng có khuynh hướng muốn nắm toàn quyền, theo lối Cộng Sản! Năm 1994, phe không Cộng Sản lại thua, đảng Xã Hội, tức Cộng Sản cũ, lại chiếm đa số trong Quốc Hội. Họ nắm quyền trở lại nhờ liên minh với phong trào bảo vệ môi trường sống. Cho tới năm 1997, liên minh các đảng phái dân chủ mới được bầu trở lại cầm quyền. Trong thời gian hơn 10 năm từ khi đảng Cộng Sản tự thay đổi thể chế, guồng máy nhà nước vẫn nằm trong tay “chế độ cũ”. Giống như ở các nước thay đổi kinh tế mà không thay đổi chính trị, các “cựu đảng viên” Cộng Sản Bulgaria vẫn còn cơ hội sử dụng quyền hành trong tay để làm giàu cho chính họ! Vì vậy tình trạng tham nhũng, dĩ công vi tư, lạm dụng quyền hành vẫn tiếp tục. 

Tại sao những người “không Cộng Sản” ở Bulgaria lại thất bại lâu như vậy? Một lý do khiến họ không tập hợp được lại thành những đảng phái mạnh là vì suốt 40 năm trong chế độ Cộng Sản họ chưa bao giờ được phép tham dự vào các hoạt động chính trị. Chế độ Cộng Sản ở đâu cũng làm cho người dân “phát chán chuyện chính trị”. Những người đối lập với Cộng Sản thường là những con người “có lý tưởng,” quen giữ thái độ phi chính trị, vì coi chính trị là nhơ bẩn. Trong một chế độ dân chủ tự do, các đảng chính trị luôn luôn do những cuộc thỏa hiệp giữa nhiều nhóm quyền lợi khác nhau. Ngay các ông Walesa ở Ba Lan và Havel ở Tiệp cũng đều khinh thường những thỏa hiệp chính trị, kể cả khi họ lên làm tổng thống! Thái độ này khiến cho việc thành lập các đảng chính trị không tiến hành được, hoặc không thể tụ họp lại được thành những đảng lớn. Luật bầu cử vụng về khiến có quá nhiều đảng trong Quốc Hội làm việc tập họp các nhóm quyền lợi khó hơn. 

Dân chúng Bulgaria cũng trải qua kinh nghiệm Cộng Sản và họ cũng chán ngán chính trị như vậy. Ðó là một lý do chính khiến quá trình dân chủ hóa ở Bulgaria đi rất chậm so với các nước khác. Mà hậu quả là nền kinh tế bị suy yếu vì không cải tổ nhanh chóng và toàn diện như các nước khác. 

Một tai họa cho dân Bulgaria là khi các đảng viên Cộng Sản tiếp tục nắm quyền thì họ có phương tiện để ngăn cản các kế hoạch cải tổ kinh tế, nếu đụng tới quyền lợi họ đang hưởng. Bulgaria còn bị hai tai họa khác diễn ra vì cuộc chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ chậm chạp trong một thời gian quá dài. Một là nạn mất chất xám khi những người có học và giới chuyên gia bỏ nước ra đi rất nhiều; hai là các băng đảng tội phạm ngày càng mạnh vì xã hội bất ổn. 

Nếu đọc lại lịch sử Bulgaria, chắc các người cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam có thể thấy một đường “hạ cánh an toàn;” là chính họ bắt đầu việc thay đổi chính trị. Họ sẽ cố nắm quyền kiểm soát các bước cải tổ để có thể tiếp tục nắm quyền. Dù bỏ điều 4 trong hiến pháp, dù chấp nhận đa đảng và bầu cử tự do, họ vẫn có cơ hội đóng vai chủ nhân ông trong một thời gian dài! 

Nhưng người dân Việt Nam cũng biết đọc lịch sử để rút kinh nghiệm. Chắc chắn không ai muốn bị lừa gạt, như dân Bulgaria đã mắc bẫy.

Ngô Nhân Dụng
Nguồn:http://www.chinhluanvn.com/2013/04/khi-ang-cong-san-tu-giai-the.html

Luật sư Trần Đình Triển - Vợ ông Nông Đức Mạnh cùng Công ty Cổ phần Chợ Bưởi đã chiếm đoạt chợ Bưởi như thế nào? [*]

NHÂN NGÀY GIỖ TỔ, CẦU XIN TỔ TIÊN PHÙ HỘ CHO ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT NỀN PHÁP LÝ ANH MINH
do_thi_huyen_tam.jpg
Bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh
Hôm nay nhân dân cả nước đốt nén hương nhớ về cội nguồn, tổ tiên của dân tộc. Từ sáng sớm Văn phòng Luật Sư Vì Dân tiếp nhiều người dân, mỗi người 1 cảnh đang rơi vào cảnh tố tụng, bị thu hồi đất, mất chợ, không còn điểm kinh doanh để kiếm sống…Một trong những cảnh éo le đó là:
1. Bà con chợ Bưởi với một tâm trạng bức xúc, lời đầu tiên họ hỏi tôi: “Chúng tôi định đóng quầy, tập trung kéo đến các nơi (cơ quan và cá nhân có thẩm quyền để khiếu nại), luật sư nghĩ sao?”
Tôi khuyên bà con: “Không được làm như vậy dẫn đến mất an ninh trật tự chung mà phải làm đơn khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật”.
Nguồn gốc của sự việc: Năm 2004 Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ ban hành quyết định kêu gọi bà con đóng tiền để xây dựng lại chợ theo mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tổng số tiền bà con đóng góp đợt 1 hơn 7 tỷ đồng, sau khi xây dựng xong đột nhiên xuất hiện Công ty Cổ phần Chợ Bưởi với 4 thành viên góp vốn: (2 tổ chức và 2 cá nhân)
- Tổng Công ty thương mại Hà Nội với đại diện là ông Chu Xuân Kiên, Tô Thanh Huyền, Trần Thị Thanh Nga, Chu Thị Lâm Hồng.
- Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đại diện là ông Lê Công Ích.
- Bà Đỗ Thị Huyền Tâm (ghi chú: nay là vợ của bác Nông Đức Mạnh)
- Ông Vũ Hữu Dinh.
Công ty này ra đời sau khi chợ xây dựng xong, đã đẩy bà con ra ngoài, biến số tiền của dân thành tiền hợp đồng thuê điểm bán hàng, nếu không thực hiện thì đe dọa cắt điện, đóng cửa, thu hàng hóa, dân khiếu nại với nội dung: Họ góp vốn cho Nhà nước để xây dựng mà không góp vốn cho Công ty cổ phần. Đây có phải một nhóm lợi ích nấp dưới hình thức Công ty để nhằm chiếm đoạt toàn bộ khu đất là chợ truyền thống có tên tuổi hàng trăm năm nay? Tại sao người khác đến tham gia cổ phần mà nhân dân đóng góp xây dựng chợ lại bị gạt ra ngoài?...
Họ trình bày: Vừa qua họ đã được đồng chí Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tiếp, nội dung giải quyết dân không đồng tình nên họ căng cờ, biểu ngữ, tụ tập trước cổng UBND TP Hà Nội để phản đối (Tôi khuyên dân không được làm như vậy, nhận lời sẽ có văn bản gửi các cấp để xem xét dấu hiệu sai trái và tham nhũng của một nhóm người muốn thôn tính Chợ Bưởi).
Đây đâu có phải là chuyện riêng của chợ Bưởi, hầu như các chợ truyền thống trên cả nước cũng rơi vào tình cảnh này mà Văn phòng luật sư Vì Dân đã từng thụ lý giúp dân. Các chợ truyền thống trước đây đều do Nhà nước quản lý, đất đai thuộc sử dụng của Nhà nước, dân thuê địa điểm để kinh doanh, nhưng từ khi có chính sách đổi mới về phát triển và quản lý chợ thì hầu như những chợ có đất đai rộng, vị trí thuận lợi đang rơi vào tay tư nhân với hình thức là Công ty cổ phần làm dự án xây dựng, quản lý…Thực chất là một công nghệ chiếm đất, đưa lợi ích cho nhóm, còn Nhà nước lợi lộc không đáng là bao, nhân dân trở thành người đi thuê, làm thuê, chịu mọi thống trị của nhóm chủ chợ.
2. Một chị ở vùng nông thôn đến van la rằng: Con tôi và cháu X yêu nhau, khi cháu X về thăm bà, 2 đứa hẹn hò nhau ra đường làng nói chuyện. Đột nhiên cháu gái bị bệnh tim, ngất (bệnh mãn tính của cháu). Con trai tôi gọi cho 3 người bạn đến để giúp đỡ, cấp cứu và đưa cháu gái về nhà bà. Hai giờ sáng công an đến bắt con tôi với lý do: có đơn kiện của bà cô cho rằng con tôi hiếp dâm cháu gái đó. Trước Tết trời trở rét, tôi mang áo ấm cho con tại trại tạm giữ của công an huyện, nhìn thấy máu mê bê bết, con khóc không nói nên lời. Còn gia đình cháu gái thì đòi chúng tôi đưa 20 triệu thì rút đơn bãi nại. Tôi được biết kết quả giám định pháp y là bé gái còn nguyên vẹn. Ba người bạn bảo con tôi gọi điện, khi đó họ cách đó 200m, chạy lại hô hấp cho bé gái và đưa về nhà bà sao lại bảo con tôi hiếp dâm? Thế mà con tôi bị giam giữ từ trước Tết đến nay chưa thấy Công an huyện tha hay đưa ra truy tố.
3. Sáu, bảy người trong một gia đình cùng đến Văn phòng của tôi trình bày rằng: gia đình họ có một lối đi riêng, đã xây tường ổn định hàng chục năm nay, có giấy tờ hợp pháp thế mà một gia đình hàng xóm khiếu nại đến chính quyền xã và xã ra quyết định phá dỡ hàng rào của nhà chúng tôi cho gia đình hàng xóm sử dụng lối đi chung (mặc dù gia đình họ đã có lối đi riêng). Gia đình tôi khiếu nại thì Ủy ban nhân dân huyện bác bỏ khiếu nại. Gia đình tôi khiếu nại lên UBND thành phố thì đã được UBND thành phố ra quyết định giải quyết khiếu nại khẳng định đất đai là ngõ đi hợp pháp của gia đình chúng tôi và yêu cầu số cán bộ ở cơ sở làm sai phải kiểm điểm. Trên cơ sở quyết định của UBND Thành phố gia đình tôi đã xây lại hàng rào, vừa xây xong, khi cả gia đình đang ăn cơm cùng với thợ thì bị gia đình hàng xóm kéo đến đánh đập, chửi bới. Gia đình tôi chống cự lại và gọi Công an xã, Đội cảnh sát cơ động 113 đến. Thế là sự xung đột đó 2 người gia đình tôi bị thương tích mà lại bị khởi tố, bắt giam 2 người 8 tháng nay, còn gia đình hàng xóm và việc UBND xã ra quyết định phá dỡ tài sản nhà chúng tôi thì không việc gì cả. Với một kết luận điều tra hết sức khó hiểu (kể cả giám định thương tích) cho rằng: không làm rõ được ai là người đánh người gia đình chúng tôi…
Một buổi sáng lắng nghe dân và hàng chục vụ việc như vậy, còn các Văn phòng luật sư khác, những cơ quan tổ chức khác cũng tiếp dân thì biết bao nhiêu vụ dân kêu như thế này?
Luật sư Trần Đình Triển
[*] Tựa đề do Dân Luận đặt

Bao giờ mới hết thu hồi đất một cách tùy tiện?

Người dân Vụ Bản dựng lều, căng cờ, biểu ngữ để giữ ruộng hôm 06/05/2012.
Phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất là đề tài đưa ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, được báo chí trong nước tường thuật qua những nhận định và phát biểu khá là phức tạp của các đại biểu trong Ủy ban Kinh tế cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Tư vừa qua.

Không làm theo lòng dân

Đề cập đến vấn đề phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Minh Quang, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nói rằng cơ quan soạn thảo đã xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án kinh tế xã hội, mà trong đó có lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, vào nhóm các dự án được nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Mặt khác, ông Nguyễn Minh Quang nói tiếp, để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, việc thu hồi đất cho các dự án này phải tuân thủ cơ chế là được quốc hội và thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, được hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Trong khi đó, theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, không thể bỏ việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế - xã hội song phải qui định cụ thể các truờng hợp được thu hồi.
Thực tế ở Việt Nam, nói đến thu hồi đất mặc nhiên người dân nghĩ ngay đến Luật Đất Đai hiện hành, đến một thành phần không thể chối bỏ là hàng vạn dân oan từ thành đến tỉnh ngày ngày kéo đi khiếu kiện đòi đất đòi bồi thường thỏa đáng trước ủy ban nhân dân phường, tỉnh hoặc trước nhà tiếp dân của chính phủ.
Nói đến thu hồi đất người ta cũng liên tưởng đến những Thái Hà, Dương Nội, Cồn Dầu, Bắc Giang, Dak Nông, và nổi bật nhất là sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Hải Phòng.
Chính vì thế đề tài được bàn ở quốc hội, phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất, là điều xa lạ, tối nghĩa và rối rắm đối với người dân đã, đang và có thể sắp bị mất đất vào những công trình những qui hoạch của nhà nước.
Đó là nhận định của ông Hồ Ngọc Nhuận, cựu dân biểu trước 75, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Đứng về phía những người dân chỉ muốn có câu trả lời là liệu đơn khiếu kiện của mình có được giải quyết không, nguyện vọng của mình có được đáp ứng không, ông Hồ Ngọc Nhuận phát biểu:
“Quốc hội này là của đảng chứ đâu phải của dân, có bao giờ đại biểu quốc hội nào đứng ra bênh vực dân đâu? Không có bất cứ trường hợp nào người dân bị oan ức cái chuyện gì mà có thể biết ông đại biểu bà đại biểu ở đâu mà có công an lại thôi. Cái này không làm theo lòng dân, không cần dân biết, không cần dân hiểu, chỉ làm theo ý đảng thôi, mà đảng dứt khoát không có chịu trả cho nên kiếm cớ nói đủ thứ lòng vòng để không ai hiểu gì hết.”
Về báo cáo tổng hợp, cơ quan soạn thảo mà ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang nhắc tới, đề ra hai phương án một là giữ nguyên như dự thảo và hai là nhà nước không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng có tính cách phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì đưa vào các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc gia, lợi ích công cộng. Vẫn ý kiến của ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Hồ Ngọc Nhuận:
“Tôi nói tôi còn không hiểu làm sao tôi đi giải thích? Tôi chỉ hiểu duy nhất là họ không muốn trả cho nên bàn tới bàn lui vậy thôi, mà từ xưa cho tới nay cho tới không biết bao lâu nữa thì tui cũng hiểu vậy đó, họ không muốn trả thế thôi. Rồi lại cái ông nào đó nói làm đúng theo tinh thần nghị quyết vậy là ổng làm theo nghị quyết của đảng chứ ổng đâu có làm theo lòng dân. Tôi không bao giờ tin, chính tôi còn không hiểu nữa làm sao mà ai hiểu?”
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, thì ủy ban thiên về phương án giữ nguyên như dự thảo luật qui định thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Nên công nhận đa sở hữu

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, phân tích vấn đề cơ bản nhất của việc thu hồi đất là trước hết hãy bãi bỏ cái gọi là sở hữu toàn dân về ruộng đất và hãy công nhận cái đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, rồi hãy bàn đến chuyện phân loại kinh tế để thu hồi đất sau:
“Nếu quan niệm như vậy là anh chỉ cần khi nhà nước vì lý do an ninh quốc phòng thì anh trưng thu hoặc trưng mua. Nếu lý do chiến tranh thì anh có thể trưng dụng. Nhưng mà trong thời bình thì dù cái dự án là an ninh quốc phòng thì anh trưng thu trưng mua.
Còn riêng dự án kinh tế, đã nói kinh tế là tính đúng tính đủ, và phải bồi thường người ta bằng cơ sở giá thị trường và thuận mua vừa bán. Không thể nào nói dự án kinh tế là anh duyệt rồi thu hồi đất thì như vậy không được.
Còn những dự án về phúc lợi xã hội, ví dụ xây cầu đường này nọ, buộc lòng người dân phải di chuyển đi trong tình hình như vậy thì cũng phải bồi thường theo giá thị trường.”
Nêu một thí dụ thực tế mà ông biết hồi thời gian mở đường Lê Thánh Tôn, luật gia Lê Hiếu Đằng dẫn chứng có một ông giáo viên nói một câu mà ông cảm thấy thấm thía là vì xã hội mà phải đi nhưng xã hội đây là đại diện nhà nước thì cũng phải hiểu rằng khi đi, ngoài cái thiệt hại hữu hình thì còn những thiệt hại vô hình về môi trường sống, về trường học, về thói quen, về quan hệ hàng xóm láng giềng... Những cái mất đó là những thiệt hại vô hình rất quan trọng.
“Thành ra ông đặt vấn đề rất đúng, tức là anh muốn vì xã hội anh thu hồi đất nhưng mà xã hội đây là đại diện nhà nước anh cũng phải tính đến người dân. Đo đó, theo tôi, nếu cứ để thu hồi đất vì mục tiêu kinh tế xã hội, thì mặc dầu anh có nói câu là thẩm định những dự án quan trọng, nhưng mà đó là chỗ hở để nhà nước và các cấp chính quyền có thể thu hồi đất của dân bằng bất cứ giá nào. Bởi thế nào là thẩm định cái nào là dự án quan trọng? Mà đã nói đưa vào luật đưa vào hiến pháp thì phải đưa vào cho nó rõ ràng, đưa vào hiến pháp là phải công nhận đa sở hữu trong đó có sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở nền tảng đó thì những gì mà khi nhà nước cần thiết, vì công trình công cộng, vì chiến tranh hay quốc phòng thì anh phải đưa đến cơ quan có thẩm quyền thí dụ quốc hội hay tòa án nhân dân tối cao xác nhận thì mới được. Chứ còn nói cái kiểu đó rất là tùy tiện, sẽ vẫn diễn ra cái tình trạng dân oan đi khiếu kiện đất và những vụ án Đoàn Văn Vươn vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.”
Được hỏi ông nghĩ thế nào về nhận định của ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, rằng việc qui định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, là thể chế hóa đúng tinh thần của nghị quyết trung ương 19, ông Lê Hiếu Đằng cho rằng phát biểu này không gần với người dân:
“Mấy ông tránh né một vấn đề rất lớn, kể cả quốc hội. Quốc hội phải sát với dân. Bây giờ dân nghĩ là đất đai của người ta do cha ông tổ tiên để lại thì tại sao không công nhận quyền sở hữu đất đai. Tại sao ở thành phố, ở các đô thị lớn thì công nhận sở hữu của những công thương kỹ nghệ gia, còn ở nông thôn phương tiện sản xuất vốn là đất đai của người dân thì tại sao không công nhận? Đó là một sự bất công rất ghê gớm.
Thành ra phải công nhận, phải nhìn thẳng vào sự thật chứ còn tranh luận là công trình công cộng hay là công trình quốc phòng cũng chỉ là một cách tránh né.”
Tranh luận một cách vòng vo tránh né như vậy trên quốc hội, luật gia Lê Hiếu Đằng tái khẳng định, là vẫn tạo kẽ hở cho chính phủ các cấp tiếp tục thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, còn nguyện vọng của người dân mất đất không biết đến bao giờ mới được giải quyết.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/classification-proj-to-recover-lands-tt-04192013161438.html

Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam

Nghị viện châu Âu tại Straspourg.

Anh Vũ (đài RFI) - Theo trang thông tin của nghị viên châu Âu www.europarl.europa.eu, hôm qua 18/4/2013, tại Strasbourg, các nghị sĩ của Liên hiệp châu Âu đã nhất trí hoàn toàn về nghị quyết khẩn cấp kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các nhà báo, blogger và các nhà ly khai bị cầm tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Đồng thời nghị quyết kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do tôn giáo.
 Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp nói trên đã được sự ủng hộ của đa số các đảng phái chính trị tại nghị viện. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam, kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Văn kiện thông qua gấp này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt các vụ cưỡng chế đất đai và sách nhiễu các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam.

Hôm 27/6/2012, Liên hiệp châu Âu và Việt Nam đã ký Thỏa thuận đối tác và hợp tác, trong đó bao gồm điều khoản cam kết về nhân quyền. Điều này có nghĩa là các bên ký thỏa thuận có thể« thảo luận » về những vấn đề nội bộ của nhau, nếu như một bên vi phạm các nguyên tắc căn bản về nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ châu Âu đã đề nghị Liên hiệp phải nhất trí và sử dụng các cơ chế quy định trong thỏa thuận trên để bảo vệ đúng đắn nhân quyền và quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Theo giới quan sát tại châu Âu, nghị quyết vừa được thông qua tại Strasbourg là một thông điệp mạnh mẽ đối với chính quyền Hà Nội và sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới về tự do mậu dịch giữa Liên hiệp châu Âu và Hà Nội. Văn kiện này cũng sẽ được tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Genève lưu tâm.
Việt Nam đang có tham vọng trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc vào năm 2014. Lập trường của các nghị sĩ châu Âu về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một trọng lượng đáng kể trong các cuộc vận động quốc tế của Hà Nội.
Từ năm 2009, Việt Nam đã có cam kết với Hội đồng nhân quyền về việc cải thiện các quyền tự do báo chí nhưng từ đó đến nay các cam kết đó không hề được tôn trọng. Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, cũng như theo nhà báo của quốc tế, thì từ một năm trở lại đây, chiến dịch trấn áp các tiếng nói đối lập có chiều hướng gia tăng. Hàng chục nhà động tôn giáo, blogger, nhà báo bất đồng chính kiến đã bị kết án bằng những bản án tù nặng nề.

34 năm rồi, Còn đó một nghi vấn về Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979


Lãnh đạo Việt Nam đã biết âm mưu xâm lược của Trung Quốc, từ cuối năm 1978, tình hình biên giới Việt-Trung rất căng thẳng. 1979, TQ đã điều động 9 quân đoàn cùng xe tăng, pháo binh áp sát 6 tỉnh nước ta với 700 máy bay sẵn sàng chi viên - Một động tái quân sự quy mô lớn như vậy, tất không thể bí mật nhưng tại sao Việt Nam bị bất ngờ khi Quân TQ đồng loạt nổ súng tiến công toàn tuyến biên giới? 

Tập tin:Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
Một thành viên trên Diễn đàn Hoàng Sa đặt vấn đề:
Người trong 2 video ở dưới là đại tá Quách Hải Lượng: Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986. Tổng bí thư Lê Duẩn nói Trung Quốc sẽ đánh VN, nhưng đại tướng Văn Tiến Dũng lại nói không. Trước 1 ngày cuộc chiến xảy ra. Bên ta còn tưởng quân Trung Quốc sẽ không dám đánh. Đại tướng Văn Tiến Dũng ra một lệnh cho phép toàn quân trên tuyến biên giới được nghỉ phép sau nhiều ngày vất vả. Chỉ có quân chủng phòng không là chống lệnh. Sau đó Đại tướng Văn Tiến Dũng đi Campuchia. Ngày hôm sau, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công, và điều kì lạ là bọn chúng không dùng không quân. Có rất nhiều nghi vấn, có thể bọn Trung Quốc cài gián điệp trong nội bộ ta. Và đại tướng Văn Tiến Dũng có cách hành xử rất lạ. Không biết mọi người có đang nghĩ điều mà tôi đang nghĩ hay không ? 

Mời các bạn xem lại toàn bài trả lời phỏng vấn Đại tá Quách Hải Lượng

TBT LÊ DUẨN:CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI 1,5 TRIỆU QUÂN XÂM LƯỢC; ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG: SAO LẠI KHÔNG NGHĨ TRUNG QUỐC SẼ TỐT VỚI TA ? 

Điều đầu tiên tôi thấy cần cảm ơn TBT Lê Duẩn là con người sắc sảo, phát hiện sớm nhất, vào khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã là Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không được mời lên nghe ở Học viện quân sự cấp cao, lúc đó tôi mang quân hàm Trung tá, lên nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Lúc đó bế mạc lớp đào tạo cán bộ quân sự cao cấp. Đến nơi, đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ, tất cả mọi thứ không được để trên mặt bàn, không được ai ghi âm...Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn vì phải trả lời các đồng chí đây, tại sao các đồng chí là cán bộ quân sự mà không đồng chí nào hỏi tôi về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về vấn đề kinh tế; Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến cho TBT về vấn đề kinh tế; là cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, nhung không có. Hôm nay tôi không trả lời về các vấn đề trong tập giấy này...Nói xong ông vứt tập giấy sang một bên...
Tất cả sững sỡ và ngạc nhiên khi ông nói: Chúng ta chuẩn bị đánh lại 1,5 triệu quân xâm lược Trung Quốc; lúc đó là tháng 8/1978..Sau đó về thì Quân chủng Phòng không đã chấp hành cái lệnh đó, chúng tôi đã bố trí theo hướng chống xâm lược Trung Quốc...Hệ thống phòng không đã chuẩn bị sự tấn công của máy bay Trung Quốc... 

Sau khi nghe TBT Lê Duẩn nói chuyện, tôi được giao nhiệm vụ viết một bài cho đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng với Quân chủng phòng không về sơ đồ phòng thủ của quân chủng; Đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng dùng các bài viết của tôi, nhưng cuối buổi nói chuyện, đồng chí Văn Tiến Dũng đã nói một câu thế này: Tại sao các đồng chí lại bố trí như thế này; Các đồng chí không nghĩ rằng: Trung Quốc sẽ tốt với mình ư ? Tôi giật mình: như vậy là đồng chí Ba Duẩn không trao đổi gì với đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng, một ủy viên Bộ chính trị hết sức quan trọng ? Đồng chí Văn Tiến Dũng cứ nghĩ sao lại bố trí thế này ? Chuyện xảy ra vào tháng 2/1979, lúc đó đã qua tết, chúng ta chuẩn bị chiến đấu rất căng thẳng, nên rất mệt mỏi, đồng chí Văn Tiến Dũng đã cho cái lệnh báo động cho về cấp II; Đối với quân chủng phòng không báo động cấp II có nghĩa bộ đội được nghỉ ngơi, được đi phép, được rời trận địa...

Trước hôm đánh ta, tôi được giao nhiệm vụ phổ biến phương án tác chiến cho toàn quân chủng phòng không, cho các cán bộ cấp Sư đoàn trưởng thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng cho báo động về cấp II.Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy quân chúng nói với tôi rằng: Phổ biến cho anh em lệnh của BT Bộ Quốc phòng để anh em chấp hành...Tôi trả lời: Nhân danh trưởng phòng tác chiến quân chủng tôi không phổ biến, tôi không chấp hành lệnh này...Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu nói: Lệnh của Đại tướng, anh không chấp hành không được, anh phải làm thế nào chứ ? Tôi nói: báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc sát biên giới ta, từ đó nó bay tới Hà Nội chỉ 7 phút bay mà thôi. Nếu chúng ta cho lính quân chủng nghi ngơi, nghỉ phép thì không đánh được địch đâu...Với trách nhiệm của một Trưởng phòng tác chiến tôi không chấp hành. Anh Nguyễn Xuân Mậu bảo tôi: Cậu hãy hỏi lên Cục tác chiến: mấy anh em trên đó đều là bạn cũ của tôi ở quân chủng này lên đã nói thân mật với tôi: Mặc xác mày, máy không đánh được thì kệ mày, mày có chấp hành lệnh của Đại tướng không ? Tôi trả lời, tôi không chấp hành và xin phép cho gặp anh Dũng...Bạn tôi bảo: Anh Văn Tiến Dũng hạ lệnh xong thì đi Cămpuchia rồi. Tôi sững sờ! Tại sao BT Bộ Quốc phòng hạ một cái lệnh ghê gớm như vậy xong lại bỏ đi Cămpuchia, không có nhà để tôi khiếu nại...Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm chính trị quân chủng gặp tôi: Ông Lượng ơi, ông viết một cái lệnh rút báo động xuống cấp 2 để tôi còn cho anh em về đi phép? Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho phi công về nghỉ phép rồi. Tôi bảo: kệ anh Đào Đình Luyện, Quân chủng phòng không về cấp II. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là người chín chắn và rất kín kẽ nói: Thôi Lượng nói miệng với anh em nhưng đừng viết thành lệnh, cho anh em được nghỉ trên trận địa chứ không được về nghỉ phép...Đúng sáng hôm sau 17/2 Trung Quốc tấn công ta trên toàn tuyến, Đồng chí Hoàng Văn Khánh Tư lệnh và đồng chí Nguyễn Xuân Mậu đã đi khoe với toàn quân: chỉ có Quân chủng Phòng không là không rút báo động về cấp II...

Trong cuộc tấn công ấy Trung Quốc đã không dùng không quân... Trong lòng tôi vẫn cón những thắc mắc cho tới tận bây giờ không giải thích nổi: Tại sao Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động về cấp II sau đó đồng chí bỏ đi Campuchia ? Trước đó mấy tháng tất cả các súng ống của dân quân đều thu về cất kho ? Tôi không hiểu ??? Cái đó tôi chưa được giải đáp ??? 

------------

Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất; 

Bài học thứ 2: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phòng thủ Sông Cầu theo lệnh của ông "Cố Duẩn"; thế nhưng chủ trương chuẩn bị đối phó với Tàu không được thống nhất trong Bộ chỉ huy cao nhất. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng lại không phát triển; 

Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể người chỉ huy cao nhất không bị bất ngờ nhưng thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ; 

Bài học thứ tư: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng nát về mặt tinh thần, (làm cho chúng ta mất cảnh giác) mà chúng ta không hề biết; Đến nỗi chiều hôm trước ngày 17/2 đồng chí Thượng tướng Đàm Quang Trung còn đứng ở xã Quang Lang Cao Bằng nói rằng: Cho kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh ta, không đánh được ta đâu??? Chúng ta đã bị tê liệt về ý thức cảnh giác với Trung Quốc (Thượng tướng Đàm Quang Trung trước đó là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, thời điểm 1979 ông được rút về Hà Nội )... 

Sáng hôm 17/2/1979 tôi đã có mặt để trực ban tác chiến, đến buổi trưa tôi mới về nhà ăn cơm thì bà vợ tôi đi nghe tuyên giáo nói chuyện chưa về, khi bà về tôi hỏi vợ tôi đi đâu về đấy ? Bà vợ tôi trả lời là đi nghe Tuyên giáo nói chuyện... Tôi hỏi: Tuyên giáo nói cái gì? Tuyên giáo nói: Cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh mình??? Tôi bảo vợ tôi: Thưa bà chị, chúng nó đánh bọn em từ sáng rồi đấy... 

Bằng chiến tranh thông tin, tâm lý, Trung Quốc đã làm tê liệt ý thức cảnh giác của rất nhiều người. Nguy hiểm thế đấy. Cho nên chúng ta bị thất bại ban đầu và bị thiệt hại thì chúng ta bị thiệt hại về mặt tinh thần trước khi nó đánh phá ta gây thiệt hại về mặt vật chất...



Nguồn: Phamvietdao (blog đã bị hack)

________________
Video: Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979-1984  Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979 (German Films)
Phim tư liệu Biên giới Lạng Sơn - Việt Nam năm 1981

Osin: Biên Giới Tháng Hai 
Chiến tranh biên giới 1979 từ lời kể của người trong cuộc.....
Bàn về sự bất ngờ trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung


Bí mật quân sự: 1979, vì sao Không quân Việt Nam không tham chiến?
Phòng thủ biên giới Việt – Trung và vai trò của cố vấn Liên Xô

Ảnh Tù hàng binh hai bên trong Chiến tranh Biên giới Việt -Trung
Tâm lý tù binh Trung Quốc ở Chiến tranh Biên giới Phía Bắc

Trung Quốc rút ra bài học sau Cuộc chiến 1979  
Quân đội Việt Nam — 1979, Cơ hội đánh mất

Không lực Trung Cộng trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống lại VN.
Wiki: Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
*****

Công an Hà Nội được trang bị súng mới

(ĐVO) - Các công cụ hỗ trợ mà công an Hà Nội đang sử dụng đều bộc lộ điểm yếu, nên Công an Hà Nội đã tiến hành nghiêu cứu ra loại súng đa năng, bắn đạn cao su. Loại súng này đã được thử nghiệm và đánh giá là thuận tiện cho quá trình sử dụng.

Công an Hà Nội đã chọn quận Hai Bà Trưng là nơi thí điểm đầu tiên sử dụng loại súng đa năng này.
Khẩu súng đa năng cấp cho chiến sĩ công an quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Khẩu súng đa năng cấp cho chiến sĩ công an quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (Ảnh ANTĐ).
Sáng ngày 18/4, tất cả các chiếc sĩ cảnh sát quận Hai Bà Trưng đã được cán bộ Cục Nghiệp vụ - Bộ Công an và Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP Hà Nội trực tiếp giảng dạy.

Kết thúc buổi hướng dẫn, mỗi chiến sĩ cảnh sát quận Hai Bà Trưng được bàn giao một khẩu súng.

Nghệ An: Thai nhi bị chết, sau khi thai phụ rời trại giam của công an


HT (VRNs) - Ngày 17.04, trên facebook Doanh nhân Lê Quốc Quyết chia sẻ: “Một ngày thật đau buồn, đang trên đường thì được tin đứa bé con của em Oanh, bé trước đã chịu hai tháng giam cầm oan cùng mẹ đã mất, bé nay đã được hơn 29 tuần tuổi.” 

Người nhà chị Oanh kể, ngày hôm qua, sau khi chị Oanh đi khám thai ở một vài bệnh viện thì các kết quả đều cho biết tim em bé đã ngừng đập.

Vào ngày 05.12.2012 vừa qua, chị Nguyễn Thị Oanh bị công an bắt giam trái phép hơn 2 tháng mà không hề có bất cứ một lệnh nào, trong khi đó chị Oanh đang mang thai hơn 8 tuần tuổi và đang dưỡng thai tại nhà của chị ở Nghệ An. 

Lý do công an bắt giam trái phép chị Oanh bởi vì chị là trợ lý cho một giám đốc bị gán ghép vào tội trốn thuế, là Doanh nhân Lê Đình Quản, em trai Ls Lê Quốc Quân. 

Anh Lê Đình Quản bị bắt giam khi còn đang ngủ vào ngày 30.10.2012 vừa qua. Đến nay đã hơn 5 tháng anh Quản đã bị bắt giam trái phép. Người nhà Ls Quân cho biết, ngoài lệnh bắt tạm giam anh Quản gia đình không nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc gia hạn tạm giam anh Quản. 

Người nhà Ls Quân cho biết thêm, hiện nay nhà cầm quyền không cho người nhà thăm nuôi Ls Quân với lý do Ls Quân vi phạm nội quy. Nhưng khi người nhà yêu cầu trại giam đưa văn bản xem Ls Quân vi phạm nội quy gì thì họ không dẫn chứng ra được. 

(19.04.2013) – Sài Gòn 


Huỳnh Phong Thanh + Phan Xuân Dũng: hai thằng trộn lại chết đời dân oan


Dân Làm Báo - Tại Hội nghị bàn các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuyên bố: những vụ việc khiếu nại sai chiếm khoảng 70 %, có đúng có sai là khoảng 15%. Vậy thì theo ông khiếu nại "đúng hoàn toàn" là 15%. 

Và đó là nguyên nhân cơ bản "bốn là" trong 4 nguyên nhân cơ bản ông ta nêu ra về vấn đề dân oan khiếu kiện:

Một là, do cơ chế chính sách, pháp luật chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, không đầy đủ, đồng bộ và có nhiều bất cập (đặc biệt là chính sách đất đai, bồi hoàn,...) 

Hai là, lịch sử để lại nhiều vấn đề liên quan đến đất đai (thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư,...) nhiều khi chính sách sau ra đời có lợi hơn chính sách trước, người dân được áp dụng chính sách sau hưởng quyền lợi nhiều hơn nên nhiều công dân không đồng tình. Cán bộ giải quyết khiếu nại những trường hợp như thế này qua nhiều thời kỳ nên gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. 

Ba là, trách nhiệm của nhiều cán bộ địa phương chưa đến nơi đến chốn, tính thống nhất chưa cao, mạnh ai nấy làm, quy chế không rõ nên người dân bức xúc, lại bị một số phần tử xúi giục, chia cắt nên người dân quyết tâm đòi quyền lợi. Bên cạnh đó, khâu tiếp dân nhiều lúc, nhiều nơi dàn trải, tràn lan, số lượng nhiều nhưng hiệu quả không cao. 

Bốn là, nhận thức của người khiếu nại nhiều khi còn hạn chế, thêm nữa họ bị kích động, xúi giục, có một số vụ việc mang màu sắc chính trị. Tổng Thanh tra cũng cho biết, theo số liệu thống kê được, những vụ việc khiếu nại sai chiếm khoảng 70 %, có đúng có sai là khoảng 15%. (1)

Với cái một là to đùng bởi cơ chế chính sách, hai là chính sách lung tung, ba là trách nhiệm chưa đến nơi đến chốn của cán bộ đảng của ông, ông phán rằng chỉ khiếu nại đúng chỉ có 15%. 

Và trong thành phần 70% "bị" sai bét, 15% "được và bị" có đúng có sai, ông chụp mũ: 

Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại các địa phương, mặc dù đã được các cơ quan thẩm quyền giải quyết thấu tình, đạt lý (trong đó có những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền) nhưng công dân vẫn không chấp nhận, liên tục tiếp khiếu; thường xuyên tập trung tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, các cơ quan Trung ương, la hét, lăng mạ, thậm chí đe dọa hành hung cán bộ tại Trụ sở... (1)

Người dân bức xúc, lại bị một số phần tử xúi giục, chia cắt nên người dân quyết tâm đòi quyền lợi... (1)

Huỳnh Phong Thanh
Để trừng trị những người dân oan khiên, nạn nhân của 3 nguyên nhân cơ bản một là, hai là, ba là ông thanh tra bèn thò tay mượn luôn cái nón của đồng chí Bộ trưởng bộ côn an và phán rằng: 

HÒN ĐÁ CỘNG SẢN


Nguyễn Quang Lập

Bây giờ mới biết hòn đá lạ ở đền Hùng lả của phù thủy ta phá thế yểm của đạo sĩ Nguyên Mông (tại đây): năm 2009, người ta phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. “Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông (đề ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên gạch nọ được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét. Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt. Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng).”

Đoạn trích trên đăng ở báo Tiền Phong chỉ thấy duy nhất một thông tin là đáng tin , ấy là viên gạch có từ thời Trần, còn thì rất tù mù. Làm sao có thể biết quân Nguyên Mông cử đạo sĩ cải trang lẻn vào đến Đền vua Hùng đặt viên gạch kia? Tại sao đạo sĩ Nguyên Mông lại viết chữ Hán và gọi vua Hùng bằng vua? Trong suốt lịch sử Việt chưa thấy “giặc phương Bắc” nào gọi vua Việt là vua cả. Và tại sao đạo sĩ Nguyên Mông lại tìm đến Đền vua Hùng để yểm đảo, trong khi đáng ra phải yểm đảo nơi thờ đức thánh tổ nhà Trần? Chỉ chừng đó cũng ngửi thấy cái mùi tạo tác của mấy ông” khoa học, chuyên gia ngoại cảm” rồi.


Giả sử hòn gạch kia là có thật thì phá thế yểm có phải là một hòn đá mà, như Đào Tuấn mô tả, trên đó đầy “những dấu, những triện, dòng chữ Phạn, chữ Hán, những câu thần chú, Mật tông, những “Bách giải tiêu tai phù”, những tinh tú, những bát trận đồ, những bát quái, quẻ càn…” ? Và có phải như ông Thông khẳng định: “phải có linh khí của Phật thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết hợp thì mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của giặc phương Bắc“, trong khi Đức Thánh Trần cũng là nhà Phật?

Vô cùng tù mù!

tgiong001 
Hòn đá này là đá trấn yểm hay hòn đá mê tín dị đoan? Phải gọi cho đúng tên chứ không thể gọi là hòn đá lạ được. Cũng như năm 2010, người ta tổ chức nghi lễ đúc tim tượng cho tượng đài Thánh Giống, có người nói tim đó là tim lạ. Người khác cãi, nói tim do người cộng sản tạo ra thì gọi đó là tim cộng sản. Chỉ có người cộng sản mới nghĩ ra chiêu độc đúc tim cho tượng, ngoài ra không có ai nghĩ ra được cái chiêu đó.


A, phải rồi. Sự tích hòn đá bắt đầu từ chủ trương của ” lãnh đạo Phú Thọ” cụ thể là ông Nguyễn Hữu Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) chắc chắn  là một người cộng sản, đến ông thấy bùa yểm là đại tá quân đội Nguyễn Minh Thông, ông này không đảng viên sẽ không có quân hàm đại tá, tóm lại thầy phá thế yểm Nguyễn Minh Thông đích thị là một người cộng sản.  Hòn đá sinh ra trong thời cộng sản được chế tạo bởi những người cộng sản. Thế thì hòn đá này cũng được gọi là hòn đá cộng sản chứ còn gì nữa.

Nếu ngại, không muốn gọi đó là hòn đá cộng sản vì cộng sản vô thần, thì nên gọi đó là hòn đá bịp bợm.

Rứa đo rứa đo.
NQL
Nguồn: Quê Choa
Xem thêm các link:


  1. KHẤU ĐẦU EM LẠY ANH: HÒN ĐÁ!
  2. TỈNH PHÚ THỌ: NHẠO BÁNG TỔ TIÊN, LỪA GẠT ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC
  3. GS. TƯƠNG LAI: SUY TƯ NHÂN NGÀY GIỖ TỔ
  4. ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG BẮT ĐẦU PHÁT HUY TÁC DỤNG TRẤN YỂM
  5. Thư giãn cuối tuần: NHÂN NGÀY GIỖ TỔ, NÓI VỀ CHỮ TỔ
  6. BÁNG BỔ CẢ TỔ TIÊN
  7. ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG LÀ DO BÍ THƯ TỈNH ỦY PHÚ THỌ CHỈ ĐẠO ĐỂ TRẤN YỂM
  8. HÒN ĐÁ LẠ Ở ĐỀN HÙNG LÀ MỘT ĐẠO BÙA HỖN LOẠN VỀ TÂM LINH
  9. CHÍNH BỘ VĂN HÓA MÔI GIỚI VÀ PHÊ DUYỆT ĐẶT BÙA TRẤN YỂM Ở ĐỀN HÙNG


 Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/

BBC:VN sẽ 'cưỡng chế tụ tập chính trị'?


Cập nhật: 12:53 GMT - thứ sáu, 19 tháng 4, 2013
Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Ông Huỳnh Phong Tranh yêu cầu cưỡng chế các đoàn đông người quá khích, chính trị
Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền cưỡng chế các 'đoàn đông người quá khích, mang màu sắc chính trị.'
Ý kiến của ông Huỳnh Phong Tranh được đưa ra tại cuộc họp bàn 'Nâng cao hiệu quả' tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ "các kỳ họp của trung ương Đảng và Quốc hội" được nhóm hôm 18/4 tại Hà Nội.
Ông Tranh được tờ Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp trích dẫn nói:
"Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm."
Báo trong nước cũng dẫn lời của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ cho hay "từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng diễn biến phức tạp, số lượt đoàn khiếu kiện đông người gia tăng."
Tờ BấmPháp luật Việt Nam cho biết riêng trong quý I năm 2013, có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người "với thái độ gay gắt, mặc áo đỏ, căng cờ, biểu ngữ tập trung đông đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP.HCM."
Tờ báo này nói: "Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan đến đất đai, chính sách thu hồi, bồi thường về đất và tố cáo tham nhũng.
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta"
Luật gia Lê Hiếu Đằng
"Có đoàn đã được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích nhưng công dân vẫn đeo bám dài ngày tại Hà Nội."
Tờ Pháp luật cũng trích ý kiến của ông Tranh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền.”

'Vi phạm quyền của dân'

Bình luận với BBC từ Sài Gòn, luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh đã 'vi phạm quyền của dân.'
Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM nói:
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta.
"Huống hồ những vấn đề cơ bản của họ như vấn đề đất, bây giờ anh giải tỏa, đền bù không thỏa đáng thì người ta khiếu kiện đông người.
"Lẽ ra nhà nước phải tìm hiểu nguyên nhân nào đem đến những hoàn cảnh như ông Vươn vừa rồi, như bà con ở Văn Giang hay một số nơi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để có cách giải quyết cho thật tốt.
"Thì ông Huỳnh Phong Tranh lại phát biểu như vậy, tôi cho là hết sức vô nhân đạo, không còn tính người nữa, bởi vì nếu gia đình của ông ấy rời vào tình trạng bị thu hồi đất thì như thế nào?"
Tháng trước, hôm 20/3, quan chức chủ nhiệm ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đưa ra một đề xuất được cho là gây tranh cãi khác liên quan dự án luật Tiếp dân.
Theo đó ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban này đề xuất "đưa quy định buộc người dân phải đặt cọc, khi tiếp tục khiếu kiện" vào dự án luật.
Một số ý kiến trên truyền thông trong nước và cộng đồng mạng đã có bình luận và phản ứng và cho rằng đây là một đề xuất không thực tế, thiếu khả thi, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là một quan điểm 'lạ lùng' và nếu được chấp nhận sẽ là 'trái pháp luật.'
Gần đây, dư luận trong nước tỏ ra xôn xao về một số quan điểm, đề xuất của các quan chức và nhiều cơ quan của chính quyền được cho là "gây tranh cãi."
Hôm 8/3, BấmBộ Công an đưa "Đề xuất giải pháp ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ", trong đó có nội dung cho phép cảnh sát sử dụng vũ khí bắn người chống người thi hành công vụ hoặc có dấu hiệu định chống nhà chức trách.

Bài đăng phổ biến