Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thắc mắc vụ treo cổ ở đồn công an Bến Cát


Cập nhật: 15:54 GMT - thứ năm, 30 tháng 8, 2012
Vợ nạn nhân vụ chết người tại trụ sở công an Bến Cát, Bình Dương nói bản kết luận điều tra mới nhất về vụ việc "trả lời không đủ" các thắc mắc của gia đình.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền nói sau 18 tháng chờ đợi với 17 lần đội đơn tới các cơ quan khác nhau, cho tới gần đây gia đình mới chính thức nhận được trả lời của Viện Kiểm Sát Tối cao quanh nghi vấn về cái chết của chồng chị, anh Nguyễn Công Nhựt.
"Những cái Viện Kiểm sát điều tra, tôi cảm thấy Viện Kiểm sát điều tra một cách lơ đãng... điều tra cho có điều tra, copy kết luận điều tra của Công an Bình Dương. Tôi nghi là như vậy."
"Nếu điều tra thực sự, Viện Kiểm sát đã có thể trả lời được hết các câu hỏi của tôi. Đồng thời, có một số câu trong bản kết luận là hoàn toàn không chính xác... Nhiều kết luận của Viện Kiểm sát Tối cao tôi cho là không trung thực, không khách quan, có dấu hiệu bao che cho công an tỉnh Bình Dương."
Hồi tháng Tư 2011, anh Nguyễn Công Nhựt bị giam giữ tại trụ sở công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhằm phục vụ điều tra vụ thất thoát lốp xe hơi tại công ty Kum Ho, Hàn Quốc.
Trong kết luận mới nhất, Viện KSND tối cao nói anh Nhựt tự tử vì "anh ân hận vì đã xuất lốp xe sai quy trình, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu trong công ty trộm cắp lốp xe".
"Ngoài ra anh cũng lo sợ sẽ đối mặt với tù tội," tờ Tuổi Trẻ dẫn lại nguồn của Viện KSND tối cao.
Gia đình nạn nhân không chấp nhận kết luận trên.
"Anh Nhựt chưa bao giờ thấu hiểu luật hình sự nhưng trong kết luận của Viện Kiểm sát Tối cao nói anh Nhựt biết mình làm thất thoát lốp xe dẫn tới 15-20 năm tù... Tôi nghĩ việc đó vô lý. Người viết trong lá thư tuyệt mệnh đó phải là người trong nhóm điều tra vụ án mất lốp xe chứ không phải chồng tôi," chị Tuyền nói.

"Mất niềm tin"

Gia đình nạn nhân Nguyễn Công Nhựt nói kết luận mới của Viện Kiểm sát Tối cao có dấu hiệu bao che cho công an Bình Dương
Trong số các địa chỉ gửi đơn thư, chị Tuyền cho biết có cả thư cầu cứu tới các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
"Qua 17 lá đơn gửi đi, thực sự tôi đã mất niềm tin vào cơ quan chức năng Việt Nam. 17 lá đơn gửi đi mà không một lần phản hồi thì thực sự họ không vì dân vì nước gì hết."
"Từ ngày xảy ra chuyện của chồng tôi, đã có các vụ việc khác tương tự xảy ra nhưng rồi đều bị khép lại, không vụ nào được làm sáng tỏ."
Tuy nhiên, chị Tuyền cho biết chị sẽ vẫn theo đuổi vụ kiện, với việc tiếp tục gửi đơn tố cáo, kiến nghị tới các vị lãnh đạo tối cao.
"Tôi biết vụ án này rồi sẽ kết thúc không tốt đẹp gì, nhưng vì trách nhiệm với chồng, trách nhiệm với xã hội này, tôi cần phải lên tiếng, để nói sự thực cho nhân dân trên cả nước Việt Nam này biết về hệ thống hành pháp Việt Nam, nhất là cơ quan công an."

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

VỤ ÁN BẦU KIÊN “CÚ ĐẤM” CHIẾN THUẬT HAY “CÚ HÍCH” CHIẾN DỊCH ?



Phạm Viết Đào.

Nếu quả thực vụ án này được sử dụng như là một vụ án mẫu, vụ án điểm để làm bàn đạp đầy lùi các tệ nạn, củng cố lại được lòng tin của nhân dân vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và vai trò cá nhân các vị đang nhận lãnh trọng trách lớn trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Chính phủ.Như vậy vụ án Bầu Kiên sẽ trở thành vụ án điểm, vụ án mẫu để chứng minh bản lĩnh và mang tính chất nêu gương, thiết lập lại kỷ cương, chấm dứt một giai đoạn rối loạn, làm loạn ? Hay...

Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép; Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng.
Theo báo Tuổi trẻ: “Đây là 3 công ty do bầu Kiên thành lập với vốn điều lệ 2.300 tỉ đồng. Từ cơ sở kinh doanh của 3 công ty này, cũng theo Tuổi trẻ, Bầu Kiên đã:”Lập phương án kinh doanh “khống” để vay tiền;”Mặc dù cả ba công ty nói trên không có chức năng đầu tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức Kiên vẫn sử dụng pháp nhân của chúng để tham gia vào lĩnh vực tài chính. Với khoản vốn điều lệ khổng lồ và uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Kiên đã xây dựng nên hình ảnh những công ty mạnh về kinh tế, khả năng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông Kiên lập các phương án kinh doanh lớn nhằm nâng giá trị tài sản của công ty lên, tạo ra uy tín về mặt tài chính. Hiện cơ quan điều tra tình nghi những phương án kinh doanh này đều là phương án “khống” được vẽ ra để lấy lòng tin của khách hàng, ngân hàng khi tham gia đầu tư vào công ty của ông Kiên cũng như để ông Kiên sử dụng trong việc đầu tư tài chính trái phép”.
Một dấu hỏi đặt ra: nếu Bầu Kiên chỉ có phạm tội như vậy thì tội danh của Kiên cũng chỉ mang tính chất hình sự cá lẻ, liên quan tới một số ngân hàng mà Bầu Kiên giao dịch, vay tiền.Nếu vậy, vụ bắt Bầu Kiên chỉ là một vụ án “ gặp may “ của cơ quan chức năng: do có đơn tố cáo về hành vi kinh doanh trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng nên bắt giữ Bầu Kiên; Bầu Kiên vô tình trở thành “ vật thiết lễ “ cho cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết 4 ?
Theo suy đoán của nhiều người: bắt giữ Bầu Kiên không đơn thuần là một cú ra đòn ngẫu hứng của cơ quan chức năng mà là một cú đột phá, mở màn giống như trận Buôn Ma Thuột 1975.Bắt bầu Kiên là một cú điểm huyệt vào hệ thống mafia tiền tệ đang khuynh loát nền kinh tài Việt Nam, cú hích này đã tạo ra những chấn rung tới thị trường chứng khoán, đã kéo nhiều ông lớn cả ngân hàng lẫn chính phủ phải lao vào cuộc...Theo người viết bài này: bắt được bầu Kiên có giá hơn so với bắt Phạm Thanh Bình ( Vinashin) và Dương Chí Dũng ( Vinalines)...
Rất có khả năng: Bầu Kiên là một trong những mắt xích, vừa là “tác giả kịch bản” kiêm “ tổng đạo diễn” kiêm “ diễn viên” của nhiều màn ảo thuật từng lũng đoạn ngành ngân hàng-tài chính; Rất có thể Bầu Kiên là một trong những mắt xích quan trọng của cái đường dây biến ảo hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền của nhà nước bấy lâu nay thành những đống sắt vụn, những khoản nợ khó đòi, những hợp đồng nợ xấu giời ơi đất hỡi đang được Thống đốc Nguyễn Văn Bình diễn đạt một cách nhàm tẻ, mệt mỏi, loanh quanh tại diễn đàn Quốc hội...
Theo thông tin các báo: Bầu Kiên trưởng thành trên thương trường bắt đầu từ anh sinh viên buôn bán xách tay hàng từ Đông Âu về Việt Nam; gặp thời vận: Việt Nam trả nợ cho Hungari, nơi Kiên học đại học và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh bằng hàng hóa Việt Nam; Kiên được giao đứng ra thu gom và triển khai dịch vụ kinh doanh này và đã phất lên...
Theo một vài nguồn tin: Trong khi các các sinh viên khác đang mang hàng 2 chiều bằng phương thức xách tay thì Kiên đã nhanh chóng vượt họ; chở về Việt Nam hàng công tơ nơ hàng từ Việt Nam đi và chở thuốc từ Hungari về...Từ cái nền và điểm xuất phát cò con này mà Kiên phất lên:Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh...
Theo báo CATPHCM: Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng...

Thực ra những số liệu trên vẫn là những số liệu mang tính chất bề nổi, nhiều khi rất xa với sự thật bởi để kiểm đếm tài sản của những phần tử hoạt động kinh doanh trong bóng tối là việc chẳng khác gì đếm cá dưới sông. Điều này chắc cơ quan chức năng cũng đang hướng mục tiêu phá án này sau khi bắt Bầu Kiên?
Về cái gọi là “tội phạm thâu tóm ngân hàng” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai, thực ra suy cho cùng một kẻ như bầu Kiên, chỉ sử dụng tiền không thì cái giá để thâu tóm đâu có thấp, lãi suất chắc không cao; phải dùng quyền lực chính trị nhà nước thì mới lãi to, cái này Kiên đâu có được sở hữu...
Tóm lại cái tổ con chuồn, những mảng miếng giúp Bầu Kiên hốt bạc của thiên hạ vẫn chưa ai hình dung ra kể cả Thủ tướng; do vậy các thông tin ban đầu trên báo rất sơ sài và rất thiếu sức sống nếu không muốn nói là còn nhiều mâu thuẫn, “ đầu Ngô mình Sở”, vì vậy nên nó đang gây hoang mang dư luận...
Hiện nay tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thường có mấy dạng đáng lưu ý như sau:

1/ Cò ngân hàng

Đây là loại tội phạm sử dụng quan hệ và phạm vi ảnh hưởng với giới chức ngân hàng và quan chức chính phủ để điều tiết các khoản vay lớn; loại tội phạm này tham gia vào đường dây chung chi khoản tiền vay được của ngân hàng; Hoạt động nầy thịnh hành vì nền kinh tế Việt Nam tuy đã được thị trường hóa nhưng vẫn bị tàn dư của cơ chế xin-cho ảm ảnh, chi phối...Theo thông tin vỉa hè thì cái khoản chung chi này có khi lên tới 30 % trên tổng số tiền được vay; Mặc dù khoản chung chi cao nhưng lại phải chia năm sẻ bảy nên thu nhập của từng cò cũng có mức độ khó lòng giàu bốc lên được...

2/ Dựng lên các đề án “kinh doanh ma”, các “dự án âm phủ” để rút tiền ngân sách ra chia nhau; Hay nói cách khác: Cò dự án chính phủ...

Đây là loại tội phạm nguy hiểm và thường gắn với các dự án của chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, ví như trường hợp Vinashin, Vinalines? Bởi chỉ có những dự án mang danh Chính phủ và các tập đoàn kinh tế nhà nước có nhãn mác lớn, bắt mắt nên việc tiêu tiền chùa, việc rút ra tẩu tán, tiêu hóa nó rất nhanh; sau đó số tiền ăn gian này được đẩy vào loại nợ xấu, nợ khó đòi, kinh doanh ra ngoài ngành không hiệu quả...
Cái cỗ máy bày ra trò ảo thuật này đã tinh quái biến những hành vi bản chất là tham ô, biển thủ công quỹ trở thành hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, do dốt nên gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia vào đường giây chung chi những khoản tiền gian này là bẫm nhất, an toàn hơn, ra tấm ra miếng hơn...
Bởi vì: nếu bị kết tội tham ô thì số tiền 1 tỷ theo Luật Hình sự đã có thể bị tử hình; Trong khi đó hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hay tội cố ý làm trái có thất thoát lên tới hàng tỷ USD nhưng Phạm Thanh Bình cũng chỉ bị kết án 20 năm tù...
Như chúng ta đều biết: Để vay được vốn ngân hàng; bất cứ ngân hàng nào khi ra quyết định cho vay cũng làm khá nghiêm ngặt khâu thẩm định dự án; tức phải là những dự án kinh doanh thật, mang lại hiệu quả thì mới được giải ngân. Riêng đối với các dự án nhất là của các tập đoàn kinh tế mang danh Chính phủ thì phần thủ tục này đôi khi chỉ cần căn cứ vào nghị quyết nọ kia, thậm chí đôi khi chỉ cần một cú phôn là có thể hợp thức xong cả công đoạn thẩm định dự án nhiêu khê loằng ngoằng và đầy các thủ tục ràng buộc pháp lý...
Việc “ bay hơi “ nhanh trong một vài năm, để lại rất ít vết tích những khoản tiền lên tới hàng tỷ USD trong các vụ án Vinashin, Vinalines và ở một số tập đoàn kinh tế nhà nước cho phép chúng ta suy đoán: nhất định đằng sau nó phải có cả một “dây chuyền công” được chế tác bởi các chuyên gia cự phách...
Liệu Bầu Kiên có chân trong cái “ dây chuyền công nghệ “ được các tập đoàn tội phậm lập ra các đề án “kinh doanh ma”, các “dự án âm phủ” để rút tiền ngân sách ? Cần nên hiểu do những nét đặc thù của loại hoạt động này: các vở kịch biến ảo này rất nhiều khi tác giả kịch bản kiêm đạo diễn, kiêm diễn viên lại cũng ảo nốt, ít khi giơ đầu chịu báng bởi chúng chỉ đứng sau hậu trường...Thành ra những kẻ chường mặt ra như Phạm Thanh Bình ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin ), Dương Chí Dũng ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines ) nhiều khi giá trị vật chứng pháp lý lại không khác mấy con rồi do kẻ khác lập trình các hành vi, do vậy nên sau khi vụ án xảy ra việc bắt tội và quy tội nhất là tội tham ô, tham nhũng thường rất khó; mặc dù số tiền thất thoát lớn nhưng lại không phát hiện ra được nó vào túi ai ? Và một nghịch lý: Có khi kẻ vớ bẫm lại không phải chịu trách nhiệm hình sự gì vì chúng nấp trong bóng tối, sau lưng kẻ có quyền lực; Kẻ có quyền lực đôi khi lại chỉ là kẻ hưởng xái vì thế thường nhận mức án: Thiếu tinh thần trách nhiệm ?!
Vậy Bầu Kiên có chân trong những đường dây kể trên không? Đây là dấu hỏi mà nhiều người đang đặt ra với Ban Chuyên án trong kỳ án này; Bởi nếu không là Bầu Kiên thì nhất định phải có những kẻ như y tham gia vào loạt hoạt động tội phạm này. Đó là điều có thể giải thích vì sao có những kẻ tự nhiên giàu lên rất nhanh, trở thành đại gia mà mà không thấy sản xuất-kinh doanh mặt hàng gì ra hồn...Sản phẩm kinh doanh của loại cò này thường là: những đống giấy lộn, những tạp dự án; những thiết bị sắt vụn nhưng được thanh khoản bằng những đống tiền tươi thóc thật rút từ trong kho nhà nước; Đấy mới chính là loại hình kinh doanh có lãi suất cao nhất, thời thượng nhất,tốn ít công sức nhất, ít rủi ro nhất, ngon lành nhất đám tội phạm này dựa một thế lực chính trị đang mạnh cánh...
Để bóc mẽ ra loại tội phạm này ngoài tài năng, nghiệp vụ sắc bén, sự kiên cường của cơ quan chức năng chỉ đạo; cần đòi hỏi lực lượng đi phanh phui, chống lại loại tội phạm này phải mẫn cán, trung thành và cũng phải được hậu thuẫn bởi một thế lực chính trị mạnh cánh thì mới khoan phá được những ổ đề kháng, bonker kiên cố, những “bát trận đồ” ngăn cản, chống trả và đủ khả năng làm rối loạn mất phương hướng các mũi đột phá...
Trong cuộc ra quân lần này, được triển khai theo chiến dịch chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết 4, dư luận phần nào đặt niềm tin vào người đứng đầu TBT Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo cho đến thời điểm hiện tại chưa thấy tì vết gì, tai tiếng gì; Về năng lực người ta có thể đặt những dấu hỏi về ông nhưng về phẩm chất cá nhân, hiện ông là người chưa bị điều tiếng gì; là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một chính khách có bản lĩnh chính trị ngoan cường; Là Bộ trưởng Trần Đại Quang, ủy viên Bộ chính trị trẻ nhất, ông ssinh 1956; người mà tiền đồ chính trị còn đang rất rộng mở...Nếu quả thực vụ án này được sử dụng như là một vụ án mẫu, vụ án điểm để làm bàn đạp đầy lùi các tệ nạn, củng cố lại được lòng tin của nhân dân vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và vai trò cá nhân các vị đang nhận lãnh trọng trách lớn trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Chính phủ.Như vậy vụ án Bầu Kiên sẽ trở thành vụ án điểm, vụ án mẫu để chứng minh bản lĩnh và mang tính chất nêu gương, thiết lập lại kỷ cương, chấm dứt một giai đoạn rối loạn, làm loạn...
Vấn đề chuyên án có mở rộng đến cùng, tới đáy của vấn đề nhằm truy kích và thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực cốt tử ngân hàng-tiền tệ này còn thuộc vào tài năng và sự kiên cường của ban chuyên án, những người trực tiếp tác chiến.
Để lần ra đường dây thao túng này, vẫn có thể tìm ra bằng nghiệp vụ ngân hàng tiền tệ mà các các cơ quan chức năng chống rửa tiền quốc tế vẫn áp dụng thì vẫn có thể tìm ra những nguồn gốc của những đồng tiền đen tiền bẩn, tiền phi pháp của những kẻ như Bầu Kiên...Nếu cơ quan chuyên án kết hợp với các cơ quan thanh tra chuyên ngành truy tìm ráo riết các nguồn tiền ra vào các tài khoản của Bầu Kiên và những kẻ tình nghi thì vẫn có thể lần tìm ra dầu vết vì: số tiền đó lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng chuyển qua lại của hệ thống ngân hàng...
Một con người thân cận, có khả năng vào ra cửa sau của nhiều quan chức chính phủ, ngân hàng như Bầu Kiên khó lòng bỏ qua mảng miếng làm ăn bự này; Chính mảng làm ăn này, mới có thể giải thích thỏa đáng cho những khoản tài sản lớn mà Bầu Kiên có được trong một thời gian ngắn, trong cái thời buổi người khôn của khó này ?! Còn những mặt hàng kinh doanh mà bầu Kiên kê khai trong giấy phép thì khi triển khai, lo được đủ lương cho công nhân, trả được nợ ngân hàng, lo được nghĩa vụ thuế đã là tài lắm rồi; lấy đâu ra tiền để đi những con xe mấy chục tỷ đồng ?
Tóm lại, vụ án Bầu Kiên nếu không được đẩy tới cùng, làm cho ra nhẽ và được bạch hóa thông tin thì dễ dẫn tới những hậu quả kinh tế-chính trị phản tác dụng, “phản lực” khó lường định; Vụ án Bầu Kiên đổ bể cũng giống như một lần thiết chế quản lý ngân hàng, tiền tệ được một lần tiêm chủng ngừa bệnh; Nếu sự tiêm chủng này không đủ liều, dẫn tới việc những virus ủ bệnh được miễn dịch trở nên lỳ lợm, nguy hiểm và hung tợn hơn khi gặp thời cơ ?!

P.V.Đ.

TQ lập sở cung ứng điện trên đảo Phú Lâm


BBC 

Cập nhật: 11:35 GMT - thứ tư, 29 tháng 8, 2012
Thủ phủ 'thành phố Tam Sa'
Xây dựng hệ thống hạ tầng vững chãi là cách khẳng định chủ quyền của Trung Quốc
Trung Quốc dồn dập thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tại thành phố Tam Sa mà nước này vừa thành lập nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông.
Tân Hoa Xã vừa đưa tin ngày 28/8, Sở Cung ứng điện Tam Sa thuộc Công ty Lưới điện Hải Nam "chính thức gắn biển thành lập tại đảo Vĩnh Hưng, Tây Sa".
Vĩnh Hưng là tên Trung Quốc đặt cho đảo Phú Lâm, và Tây Sa là quần đảo mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.
Với việc thành lập sở cung ứng điện này, gíới chức dự định "xây dựng lưới điện thông minh đa năng nhỏ mang đặc sắc biển đảo trong vòng 5 năm, đồng thời đưa vào danh sách thí điểm lưới điện thông minh quốc gia", theo Tân Hoa Xã.
Mới đầu tuần này, dự án trạm xử lý rác thải cũng được khai trương trên đảo Phú Lâm.
Ngoài các lĩnh vực điện, môi trường, hiện trên đảo này còn tập trung nhiều ngành nghề khác như viễn thông, ngân hàng ...
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc nói các tập đoàn nhà nước như Viễn thông Trung Quốc, Điện thoại di động Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc đều đã thiết lập trạm dịch vụ tại Tam Sa.
Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được việc cất/hạ cánh cho các máy bay hạng nặng cùng hai bến cảng trên đảo Phú Lâm
Với một mạng lưới cơ sở hạ tầng vững chắc như trên, dường như Trung Quốc muốn khẳng định sở hữu của mình với quần đảo Hoàng Sa.
Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Tại đây Trung Quốc đã lập cơ sở tạm giữ các ngư dân Việt Nam bị bắt khi hành nghề ở vùng biển phụ cận mà Trung Quốc nhận là của mình.
'Thành phố Tam Sa' mới chính thức được ra mắt tháng 7/2012.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

12 tổ chức nhân quyền đòi thả 17 Thanh Niên Công Giáo


Thư ngỏ của 12 tổ chức gửi TT. Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả 17 Thanh niên Công giáo

Hơn một năm qua, cộng đồng nhân quyền quốc tế đã phải biết đến tên của họ: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương và Hoàng Phong. Những người này đơn giản chỉ tìm cách thực thi quyền của họ về tự do ngôn luận, tự do tụ họp và tự do lập hội theo như luật quốc tế đã đảm bảo. Những gì họ làm, nói chung, là sự yêu chuộng công bằng xã hội, tự do tôn giáo và sinh hoạt trong Dòng Chúa Cứu Thế...

*

Kính gửi: 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nước CHXHCN VN
Văn phòng: 1 Bách Thảo, Hà Nội, Việt Nam. 

V/v: Yêu cầu lập tức thả và xóa mọi cáo buộc đối với 17 blogger – những nhà hoạt động xã hội. 

Thưa Ông Thủ tướng, 

Khi Ông nhận lá thư này thì 17 nhà hoạt động xã hội, gồm các blogger và công dân làm báo đã bị giam cầm một năm. Hầu hết chưa mang ra xét xử. 17 người này đã bị giam giữ một cách tùy tiện vì công việc của họ chỉ là công dân làm báo, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền. Hơn một năm qua, cộng đồng nhân quyền quốc tế đã phải biết đến tên của họ:Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương và Hoàng Phong. 

Những người này đơn giản chỉ tìm cách thực thi quyền của họ về tự do ngôn luận, tự do tụ họp và tự do lập hội theo như luật quốc tế đã đảm bảo. Những gì họ làm, nói chung, là sự yêu chuộng công bằng xã hội, tự do tôn giáo và sinh hoạt trong Dòng Chúa Cứu Thế. 

Thật chẳng may họ bị giam cầm căn cứ theo những điều luật mơ hồ, không rõ ràng của Bộ luật hình sự VN: Điều 79 nhằm hạn chế hiệu quả quyền tự do lập hội, Điều 88 thì chuyên hạn chế quyền tự do phát biểu. Thỉnh nguyện thư mới đây, đệ trình bởi Allen Weiner – Stanford Law School, cho Ủy ban điều tra về Giam cầm Tùy tiện của LHQ, đã biện chứng rất rõ rằng tiếp tục giam cầm những người này là vi phạm luật quốc tế. 

Ngày 12/3/2012, chín tổ chức NGO quốc tế (ACAT France, Access, ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Index On Censorship, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative, Southeast Asian Press Alliance) đã gửi một lá thư kêu gọi thả ngay lập tức và được tiếp xúc luật sư. Từ đó, tình hình không được cải thiện mà trở nên tồi tệ hơn. Bốn người trong số này đã bị kết án một cách bất công và số còn lại bị giam giữ mà không tiếp cận được luật sư. Blogger Paulus Le Son bị chuyển đến nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, nơi được biết đến do điều kiện giam cầm khắc nghiệt. Một công dân làm báo khác, Đặng Xuân Diệu đã chưa được phép gặp gia đình dù chỉ một lần suốt năm qua. 

Chúng tôi trân trọng nhắc nhở Ông về nghĩa vụ của nước CHXHCN VN theo luật quốc tế về bảo vệ quyền của công dân mình khi đã phê chuẩn Hiệp ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự. 

Những quyền này được bảo vệ trong Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ và cũng là nội dung của luật tập quán quốc tế. Vì vậy, tự do lập hội, tự do phát biểu và quyền được xét xử công bằng là những quyền căn bản cần được bảo vệ trong hệ thống luật pháp VN và không được cắt xén một cách bất chính đáng. 

Chúng tôi tim rằng đất nước VN sẽ hưởng lợi ích khi tôn trọng hơn nữa sự tự do dân sự cho công dân và xã hội VN sẽ trở nên thịnh vượng hơn với sự đóng góp của toàn thể công dân. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chính phủ của Ông hãy rút bỏ mọi cáo buộc đối với những người đang giam cầm mà chưa xét xử và miễn tội vô điều kiện những người đã kết án. 

Trân trọng kính chào, 

Christine Laroque, Asia Programs Manager, ACAT France 
Brett Solomon, Executive Director, Access Now 
Nguyen Ngoc, Associated Vietnamese Writers in Exile Centre 
Jillian York, Director for International Freedom of Expression, Electronic Frontier Foundation 
Kamila Shamsie, Writers at Risk Committee Co-Chair, English PEN 
Mary Lawlor, Director, Front Line Defenders 
Phil Robertson, Deputy Director, Asia Division, Human Rights Watch 
Rohan Jayasekera, Deputy CEO, Index on Censorship 
H.R. Dipendra, Executive Director, Media Defence — Southeast Asia 
Peter Noorlander, Executive Director, Media Legal Defence Initiative 
Gayathry Venkiteswaran, Executive Director, Southeast Asian Press Alliance (SEAPA) 
Nguyen Le Nhan Quyen, Vietnamese League for Human Rights 

Bản sao gửi đến:

ASEAN Chair, the Kingdom of Cambodia
Attn.: H.E. Samdech Hun Sen 

Australian Embassy, Hanoi
Attn.: HE Mr. Hugh Borrowman 

British Embassy, Hanoi
Attn.: Dr Antony Stokes 

Embassy of Canada, Hanoi
Attn.: Her Excellency Deborah Chatsis 

Embassy of France, Hanoi
Attn.: H.E Jean-Franςois Girault 

Royal Norwegian Embassy, Hanoi
Attn.: H.E. Ståle Torstein Risa 

Embassy of Switzerland, Hanoi
Attn.: H.E Andrej Motyl 

Embassy of the United States, Hanoi
Attn.: Ambassador David Shear 

General Secretariat of the Council of the European Union
Attn.: High Representative of the European Union for Foreign Affairs and
Security Policy Catherine Ashton 

United States Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor
Attn.: Assistant Secretary Michael Posner

*


Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Thông đốc Nguyễn Văn Bình: Dân trí VN 'chưa cao' nên không cho phá sản những Ngân Hàng yếu kém (!?)



T-Rang (Danlambao) - Phát biểu trên báo Thanh Niên hôm 25/05, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình khẳng định: Do dân trí VN chưa cao, nên người dân không biết ngân hàng nào tốt hay xấu. Ông Bình còn tuyên bố thêm: khi nào 'dân trí cao hơn' thì Nhà nước sẽ cho phá sản những ngân hàng yếu kém.

Đây quả là một phát ngôn chửi thẳng vào mặt nhân dân của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nói trắng ra, ông Bình chê dân trí VN thấp, cho nên Đảng và Nhà nước của ông vẫn phải lấy tiền thuế dân để duy trì và nuôi những Ngân hàng yếu kém.

- (Tích bài phỏng vấn của báo Thanh Niên) Phóng viên: Tại sao lại có chủ trương này và bao giờ thì các NH phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những NH yếu kém. (Hết Trích) -

Bài đăng phổ biến